Thứ Ba, 26/11/2024 14:45 CH
Cung đường ghềnh thác
Thứ Ba, 09/10/2007 14:30 CH

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận. Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai. Phía nam -– đông nam gáp tỉnh Bình Thuận. Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.

 

Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi  gia súc.

 

Với hệ động thực vật phong phú và điều kiện khí hậu của rừng mưa nhiệt đới, giao nhau giữa cái lạnh miền cao nguyên và sự ấm áp của duyên hải làm cho cung đường này nhiều khoảng sương mù trong một ngày. Sáng sớm đứng ở đồi cao Hòn Giao nhìn về Nha Trang, có thể thấy biển sáng lên giữa rừng mây chập chùng. Buổi chiều, sương mù đùn xuống từ đồi cao khiến con đường uốn lượn qua những khoảng đồi rậm rạp như một nét vẽ ngoạn mục, bình yên. 

 

071009-duong.jpg

Một đoạn trên cung đường Khánh Vĩnh - Đạ Cháy.

 

ĐƯỜNG ÁC TỬ THÀNH THIÊN ĐƯỜNG

 

Phải nói thêm, cách đây một năm, con đường này từng được mệnh danh là “con đường ác tử”; từng là nỗi ám ảnh chết chóc của những đội công nhân làm đường. Nơi đây đã xảy ra một vụ trôi đất, chôn vùi chín phu đường trong một đêm. 43km đi xuyên qua cánh rừng rậm cây lùn núi cao của vườn quốc gia Bidoup này, đã mất đến 3 năm xây dựng kết nối Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) với Đạ Cháy (Lâm Đồng). Ngày nay, dân du lịch hứng khởi đặt cái tên mới cho nó là “cung đường nối biển và hoa” (Nha Trang - Đà Lạt bây giờ theo quốc lộ 723 này chỉ mất chừng 3 giờ xe máy, 2,5 giờ xe hơi).

 

Con đường chạy băng qua vùng đệm của rừng Bidoup - Núi Bà, một trong bốn vườn rừng quốc gia bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Hồ sơ của con đường này đang được các nhà khoa học thế giới chú ý đến. Và dĩ nhiên, giới du lịch Việt Nam cũng thèm thuồng.

 

Hòn Giao là khoảng giữa hai khe núi rộng giao nhau. Có người nói, tên của nó còn phát xuất từ chỗ đây là rừng duy nhất phía nam có loài cây kim giao nam khá nổi tiếng. Loài cây này ngày xưa rất quý, gỗ của nó khi gặp phải độc tố thì tiết ra một màu đen, vì thế nó được các vua quan dùng làm đũa gắp thức ăn. Kim giao nam chỉ xuất hiện ở vùng rừng lùn núi cao này, khác với kim giao bắc thì mọc trên vùng núi đá phía bắc Việt Nam. Với hệ động thực vật phong phú và điều kiện khí hậu của rừng mưa nhiệt đới, giao nhau giữa cái lạnh miền cao nguyên và sự ấm áp của duyên hải làm cho cung đường này nhiều khoảng sương mù trong một ngày. Sáng sớm đứng ở đồi cao Hòn Giao nhìn về Nha Trang, có thể thấy biển sáng lên giữa rừng mây chập chùng. Buổi chiều, sương mù đùn xuống từ đồi cao khiến con đường uốn lượn qua những khoảng đồi rậm rạp như một nét vẽ ngoạn mục, bình yên.

 

XỨ CỦA THÁC

 

Dù trước mắt, muốn thưởng ngoạn vẻ đẹp của những ngọn thác hoang dã, phải nhắm theo hướng chảy của những dòng nước tuột xuống từ mấy đỉnh núi đá cao ven đường, leo qua những vách đồi sâu và chiêm ngưỡng sự diệu kỳ của những dòng thác tung bọt trắng xoá. Dù không ồn ào hoành tráng như kiểu thác nước Pongour hay Datanla nhưng nó đủ duyên dáng và gợi cảm bởi sự hoang dại, thơ mộng để kích thích những bước chân ham khám phá, đặt tên.

 

Từ cánh rừng cách mặt đường khoảng 50m, đã nghe tiếng chim chóc hoà trong thanh âm thác đổ. Len qua những tán cây rậm rạp và theo những vách đá trơn đi xuống thung sâu, những ngọn thác nối nhau tung bụi nước làm mù mịt cả một không gian rừng rậm. Cảm giác khoan khoái khiến cho Tim - anh chàng tiến sĩ sinh học - không cưỡng được cảm xúc, cởi đồ và lao xuống vùng vẫy trong làn nước trong, mát lạnh. Anh thốt lên: “Hãy xem, cảm giác tuyệt vời. Đưa mình vào giữa dòng chảy, nước vừa như những quả đấm chí tử vừa như một chầu massage êm ái!”.

 

Giấc ngủ tạm bợ của những kẻ yêu rừng rú đêm nay ở Hòn Giao hẳn có tiếng thác đổ giữa nguyên sinh như những cung bậc kỳ diệu thiên nhiên trong chuyến khám phá thú vị này. Nghe nói, có một dự án du lịch sinh thái ở rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà đang được xem xét. Hy vọng trong tương lai không xa, bạn cũng sẽ là những người khám phá được cái đẹp nơi đây.

 

NGUYỄN VINH

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek