Ở miền Trung, phổ biến nhất là Phú Yên, Bình Định, có một món bánh thường không thể thiếu trên bàn thờ cúng ông bà, đó là bánh ít lá gai. Bột, đường, lá gai giã mịn, các loại nhân dừa, hoặc nhân đậu xanh, mè, dầu ăn… qua bàn tay khéo léo của các bà nội trợ quấn trong lá chuối, nấu lên, tạo nên một mùi thơm đặc trưng chỉ có trong các ngày giỗ. Ở nông thôn, trước ngày giỗ mọi người già, trẻ, lớn, bé thường quây quần bên chảo bột để gói bánh. Người ở xa về ăn giỗ cũng xúm vào gói bánh và kể chuyện phương xa, tình thân trong gia đình, họ hàng cũng đầm ấm hơn.
Có một điều chưa có ai giải thích thấu đáo, là bánh được gói có khi đến cả rổ, cả thúng nhưng sao vẫn gọi là… bánh ít?
Cây gai thường được trồng trong vườn, bên hàng rào để gói bánh ít |
Lá gai chặt về, lặt bỏ cọng và lá sâu, chỉ lấy lá tốt để làm bánh |
Cả nhà quây quần gói bánh |
Những chiếc bánh gói xong xinh xắn |
Hấp bánh trên lò nước sôi |
Vớt ra nia và vuốt cho thẳng chiếc bánh |
Dĩa bánh ít là món không thể thiếu trong các ngày giỗ ở nông thôn |
DƯƠNG THANH XUÂN (thực hiện)