Tròn 60 năm trước, ngày 20/7/1954, hiệp định Geneva đã lấy sông Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) làm giới tuyến phân chia 2 miền Nam - Bắc Việt Nam. Chiếc cầu mang tên Hiền Lương bắc qua sông đã bị ngăn chia từ 2 phía. Từ đó, trong suốt 21 năm liền, chiếc cầu trở thành nỗi khắc khoải chờ mong ngày thống nhất của người dân Việt ở 2 miền. “Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về, mắt đượm tình quê…”. Bài hát đã đọng lại bao niềm thương nhớ về một thời chia cắt đất nước.
Hôm nay, đi qua chiếc cầu vẫn mang tên Hiền Lương, nhìn cuộc sống bình yên bên di tích một thời máu lửa mới thấy hết giá trị của độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải được trùng tu, sơn 2 màu vàng - xanh như những năm chia cắt |
Ở bờ nam, di tích những đồn bót giặc vẫn còn đó bên cạnh một khu tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh mới được xây dựng |
Ở bờ bắc, cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay trong nắng. 60 năm qua, đây là biểu tượng của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, niềm tự hào của những người Việt Nam ở cả 2 miền. Từ đây đến thị trấn Hồ Xá ở phía bắc chỉ 6km |
Để bảo tồn cầu Hiền Lương lịch sử, một cầu mới đã được xây dựng để các phương tiện qua lại. Từ đây đến huyện Gio Linh về phía nam chỉ 8km |
Cuộc sống bình yên của người dân bên chiếc cầu lịch sử |
Hàng ngày, vẫn có nhiều đoàn khách đến tham quan cầu Hiền Lương |
Chụp ảnh lưu niệm bên cột cờ lịch sử |
DƯƠNG THANH XUÂN (thực hiện)