Ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu

Hỏi: Say rượu là chữ nghe quen rồi, nhưng sao các bác sĩ lại chẩn đoán là ngộ độc rượu, có gì khác biệt không? Khi nào thì gọi là ngộ độc rượu, có cần cấp cứu?

Hỏi: Say rượu là chữ nghe quen rồi, nhưng sao các bác sĩ lại chẩn đoán là ngộ độc rượu, có gì khác biệt không? Khi nào thì gọi là ngộ độc rượu, có cần cấp cứu?

Nguyễn Anh Việt

(thị trn La Hai, huyện Đng Xuân)

Trả lời: Hầu hết ngộ độc rượu là do uống quá nhiều đồ uống có cồn (ethanol), đặc biệt là trong một thời gian ngắn. Nếu uống khi đói, khoảng 20% rượu được hấp thụ trực tiếp từ dạ dày và có thể tới não trong ít hơn một phút. Loại đồ uống, nồng độ rượu và sự có mặt của thức ăn cũng làm thay đổi tốc độ hấp thu. Ethanol được chuyển hóa chủ yếu tại gan, chỉ 2-15% được đào thải qua hơi thở, nước tiểu và qua da.

“Ngộ độc rượu” là một thuật ngữ y tế ghi nhận tình huống cónồng độ cao nguy hiểm của rượu trong máu, có thể gây hôn mê hoặc suy hô hấp.

Chẩn đoán ngộ độc rượu khi có các dấu hiệu sau: Lẫn lộn về tri giác, nôn mửa, động kinh, thở chậm, nhịp thở không đều, da xanh, thân nhiệt thấp, bất tỉnh. Ngộ độc rượu nặng có thể gây tử vong. Những người sống sót có thể có tổn thương não không thể hồi phục.

Rượu làm ức chế dây thần kinh kiểm soát các hành động không tự chủnhư hơi thở, nhịp tim, gây rối loạn chức năng hô hấp và tuần hoàn, dẫn đến ngừng tim. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể hạ. Và lượng đường trong máu có thể giảm thấp, đủ để gây ra cơn động kinh.

Rượu là một chất kích thích dạ dày và có thể gây nôn mửa. Nó cũng làm giảm phản xạ há miệng. Điều này làm tăng nguy cơ bị nghẹt thở vì chất nôn nếu uống rượu quá mức, ngoài ra còn có nguy cơ vô tình hít phải chất nôn vào phổi, có thể dẫn đến một sự gián đoạn nguy hiểm hoặc gây tử vong do ngạt thở. Nôn quá nhiều cũng có thể dẫn đến mất nước nặng.

Nếu nghi ngờ ai đó đã bị ngộ độc rượu, những gì cần làm là:

- Ở lại với một người đang nôn mửa và cố gắng giữ tư thế ngồi. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy để quay đầu sang một bên để ngăn ngừa nghẹn.

- Nếu nghi ngờ rằng ai đó đã bị ngộ độc rượu, thậm chí nếu không thấy các dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết, nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay. Ghi nhớ rằng ngay cả khi một người nào đó bất tỉnh hoặc đã ngừng uống, rượu vẫn tiếp tục được phát tán vào máu và mức độ của rượu trong cơ thể tiếp tục tăng.

- Không để người bất tỉnh ở một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người đó nôn mửa. Những người đã bị ngộ độc rượu có giảm phản xạ, có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi và có thể gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

BS ĐOÀN VĂN HẢI

Từ khóa:

Ý kiến của bạn