Phòng ngừa sốt xuất huyết

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Hỏi: Tôi có hai đứa con. Vừa qua, cháu lớn bị bệnh sốt xuất huyết đã khỏi, tôi muốn biết sau này cháu có bị bệnh lại không, để phòng ngừa lây cho cháu nhỏ phải làm sao. Khu vực nhà có rất nhiều muỗi, ngành Y tế đã phun thuốc hai lần, như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?

Hỏi: Tôi có hai đứa con. Vừa qua, cháu lớn bị bệnh sốt xuất huyết đã khỏi, tôi muốn biết sau này cháu có bị bệnh lại không, để phòng ngừa lây cho cháu nhỏ phải làm sao. Khu vực nhà có rất nhiều muỗi, ngành Y tế đã phun thuốc hai lần, như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?

Nguyễn Thị Vân

(xã An Hòa, huyện Tuy An)

Trả lời: Vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có bốn tuýp khác nhau. Khi nhiễm một tuýp vi rút Dengue nào, cơ thể sẽ miễn nhiễm và không mắc bệnh lại với tuýp vi rút đó, nhưng các tuýp vi rút Dengue khác thì không. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết bốn lần trong cả đời người. Nếu bé mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, bé có thể còn mắc bệnh thêm ba lần nữa bởi các tuýp vi rút Dengue còn lại.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue do muỗi vằn truyền. Khi muỗi hút máu bệnh nhân, vi rút Dengue sẽ theo máu vào con muỗi, phát triển trong con muỗi và truyền qua cơ thể người khi muỗi chích hút máu những người khác. Do chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, nên cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt.

Muỗi vằn là loại muỗi sống trong nhà, thích đẻ ở những nơi nước đọng, thường đốt người vào ban ngày, nên rất dễ lây lan bệnh. Biện pháp phun hóa chất chỉ diệt được muỗi trưởng thành, sau bảy ngày lại sinh ra muỗi từ bọ gậy, do đó, thường có hai lần phun hóa chất để đảm bảo diệt hết muỗi đang mang mầm bệnh ở những vùng đang bùng phát dịch.

Nhưng việc phun hóa chất vẫn không đảm bảo phòng ngừa lâu dài, chắc chắn có bệnh sốt xuất huyết, nếu muỗi vẫn có điều kiện để sinh sôi phát triển. Do đó cần sự tham gia của xã hội và cộng đồng:

- Chính quyền các cấp chỉ đạo việc cải tạo vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, không để tồn đọng các vũng nước, bãi rác… phát động các phong trào vệ sinh môi trường phòng bệnh.

- Đối với mỗi gia đình, ít nhất mỗi tuần, hãy dành 10 phút đểthực hiện: (1) Kiểm tra, diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách súc rửa, đậy nắp kín các thùng, bể chứa, chậu nước uống của trâu bò. (2) Thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân tủ bếp. (3) Dọn dẹp, loại bỏ vật liệu phế thải, vật dụng có thể chứa nước đọng, không để bọ gậy phát triển thành muỗi, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không treo quần áo bừa bộn để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi.

Để hạn chế bị muỗi đốt, trẻ cần được mặc quần, áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày; làm lưới che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà; dùng nhang xua muỗi, bình xịt diệt muỗi, côn trùng; vợt muỗi trong những giờ cao điểm muỗi thường hoạt động (sáng sớm và chiều tối).

BS ĐOÀN VĂN HẢI

Từ khóa:

Ý kiến của bạn