Nghiên cứu, đánh giá lại những di sản (heritage) và kinh nghiệm (experience) của người Pháp trong suốt thời gian cai trị ở Việt Nam là một trong những đề tài lý thú, mang tính lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Mới đây, tại hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội vùng Nam Bộ do Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ phối hợp với Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức đã bàn thảo về vấn đề này, nhiều ý kiến gợi mở ra cần xem xét, đánh giá khách quan về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc quy hoạch xây dựng trong giai đoạn hiện nay cần dựa trên những thực nghiệm cũng như những kinh nghiệm của người Pháp. Hướng đến vấn đề trên, chúng tôi đề cập đến việc xây dựng đập Đồng Cam và những tác động của nó đến kinh tế nông nghiệp vùng Tuy Hoà nói riêng và cả tỉnh Phú Yên nói chung trong thời kỳ Pháp thuộc (1887 - 1945). Một mặt, việc xây dựng đập Đồng Cam nhằm phục vụ cho quyền lợi thực dân, giải quyết vấn đề lương thực sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhưng mặt khác tác động đến kinh tế, văn hóa và xã hội Phú Yên vào những năm 30 thế kỷ XX.
![]() |
Công nhân đang xây dựng đập chắn của hệ thống thủy nông Đồng
|
Nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế chính quốc, chống nạn phá giá đồng frăng, nên kể từ sau chiến tranh thế giới lần I (1914 – 1918), tư bản Pháp mở rộng quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là cao su và lúa gạo. Nằm trong chính sách chung, sang giai đoạn khai thác thuộc địa lần II (1919 – 1939), chính quyền thực dân Pháp đã có những thay đổi lớn trong chính sách khai thác thuộc địa ở Phú Yên. Từ chính sách khai thác, vơ vét các nguồn lợi kinh tế để xuất khẩu trong giai đoạn 1897 – 1918 chuyển dần sang chính sách đầu tư khai thác trong giai đoạn 1919 - 1945. Chính quyền thực dân Pháp đầu tư quy hoạch phát triển Phú Yên trở thành trung tâm kỹ nghệ và canh nông ở khu vực Nam Trung kỳ, với số vốn theo thứ tự ưu tiên trong các lĩnh vực kinh tế như sau: nông nghiệp; giao thông vận tải; công nghiệp - phát triển đô thị; thương mại và dịch vụ.
Đặc biệt, trong nông nghiệp, tư bản Pháp đầu tư xây dựng các hệ thống dẫn thuỷ nhập điền và cải tạo kỹ thuật canh tác (giống, phân bón). Thời kỳ này, người Pháp đã tiến hành xây dựng hệ thống thuỷ nông trên sông Đà Rằng, hoàn thành công trình này tư bản Pháp bỏ số vốn 3.650.000 đồng bạc Đông Dương, kéo dài trong vòng 6 năm. Cùng với đó, tư bản Pháp nhập nhiều giống lúa mới từ Nam Kỳ và các tỉnh Trung kỳ.
DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẬP ĐỒNG
Đặc điểm của hệ thống sông ở miền Bắc và miền Trung có độ dốc cao, lưu lượng dòng chảy lớn, lũ lớn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nóng, nên ảnh hưởng đến nền nông nghiệp ở đây. Khắc phục tình trạng trên, ngay từ những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), tư bản Pháp mở rộng vốn đầu tư xây dựng hệ thống đập, trạm bơm, hồ chứa nước ở Bắc và Trung kỳ. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ II, tư bản Pháp đã đầu tư khoảng 85 triệu đồng Đông Dương để xây dụng các hệ thống thuỷ nông ở Đông Dương, trong đó Trung kỳ là 35,345 triệu đồng Đông Dương và Bắc kỳ là 16,95 triệu đồng (1). Ở Bắc kỳ có hệ thống thuỷ nông Thác Huống, sông Cầu tưới cho 28.000ha ruộng, hệ thuỷ nông sông Nhuệ và đập Đáy. Ở miền Trung, thực dân Pháp xây dựng các hệ thống thuỷ nông Bái Thượng (Thanh Hoá) tưới 50.000ha, hệ thống Đô Lương (Nghệ An), hệ thống Đồng Cạm (Hà Tĩnh) tưới 20.000 ha. Ngoài ra, tư bản Pháp xây dựng hàng loạt hệ thống thuỷ nông ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà và Bình Thuận.
Bảng 16: Số lượng vốn của tư bản Pháp đầu tư vào hệ thống thuỷ nông ở Bắc và Trung kỳ (1926 – 1945)
|
Với đặc điểm về địa hình, khí hậu – thuỷ văn, cùng với hệ thống sông có độ dốc cao, tỉnh Phú Yên luôn thừa nước vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô. Lưu lượng nước thất thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chỉ khai thác được một số vùng ở lưu vực sông Cái, Kỳ Lộ và một số sông nằm ở miền tây Phú Yên, trong khi đó cả vùng Tuy Hoà rộng lớn với lớp đất phù sa màu mỡ chỉ trồng được một vụ. Các đề án nghiên cứu về việc xây dựng một hệ thống thuỷ nông trên sông Đà Rằng bắt đầu vào năm 1889, nhưng không được chấp thuận do thiếu hụt về nguồn kinh phí và nhân công. Đến năm 1904, đoàn kỹ sư người Pháp gồm Fayard và Desbos làm kỹ sư trưởng tiếp tục thám sát, lần này phái đoàn làm việc nghiêm túc và nhìn nhận lại kết quả khảo sát trước đó. Đoàn đã thám sát bãi đã Tuy Phong, sau đó kỹ sư Desbos lập ra một bảng kế hoạch cho việc xây dựng đập trình lên Sở Công chính (Travaux publics), nhưng không được chấp thuận. Mãi đến năm 1920, viên kỹ sư Nordey tiếp tục nghiên cứu công trình xây dựng đập thuỷ nông trên sông Ba, dưới sự điều hành của kỹ sư trưởng Lefevre. Đến ngày 30/11/1923, đề án xây dựng đập thuỷ nông Đồng
Dự án hoạch định xây dựng một đập chắn dài 68m ở Đồng Cam, nơi có dãy đá tự nhiên nối liền hai bờ tả, hữu sông Đà Rằng. Cùng với đập chắn, xây dựng hai kênh, một kênh nằm ở hữu ngạn và một kênh ở vùng tả ngạn. Kênh hữu ngạn dài 36km, có 9 kênh phụ và mương dài 49km, tưới 11.000ha. Kênh chính tả ngạn dài 32km, có 7 kênh phụ và mương dài 48km, tưới 8.000ha. Bên cạnh đó là xây dựng hệ thống cầu cống, mương, ống thoát nước ở những nơi có kênh chảy qua.
Năm 1924, công trình thuỷ nông Đồng
Cùng thời gian này, nhà cầm quyền cũng thi công hai kênh chính tả và hữu, chủ yếu là những đoạn khó nằm dọc theo dãy núi của hai bên bờ sông Đà Rằng. Đến tháng 11/1930, công việc xây dựng đã hoàn thành 1975m bên hữu ngạn và 964m bên tả ngạn. Các phần còn lại của công trình được chia làm 6 lô: 3 lô bên hữu ngạn và 3 lô bên tả ngạn để giao thầu.
![]() |
Đập Đồng
|
Để hoàn thành công trình này, tư bản Pháp tiêu phí 3.650.000 đồng Đông Dương, trong đó chi cho việc xây dựng đập là 663.000 đồng; các công trình kênh tả ngạn là 1.384.000 đồng và bên hữu là 1.107.560 đồng. Số lượng công nhân người bản xứ huy động hàng ngày nhiều nhất là 5000 người. Tổng số ngày công để xây dựng hệ thống thuỷ nông Đồng
Việc hoàn thành hệ thống thuỷ nông Đồng
2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Cơ cấu ruộng đất, diện tích canh tác
Từ cuối những năm 20 thế kỷ XX, tình hình ruộng đất ở Phú Yên có nhiều biến đổi về quy mô sở hữu, diện tích đất và diện tích canh tác, do những tác động của hệ thống thủy lợi Đồng Cam, xây dựng nhà máy đường Đồng Bò. Theo thống kê năm 1941 của R.Philippe, tỉnh Phú Yên có diện tích tự nhiên là 4.323 km2, với tổng số dân 235.518 người, mật độ dân số trung bình 54 người/km2; diện tích ruộng lúa là 36.086 ha, chiếm 8,34% diện tích tự nhiên, mật độ trung bình ruộng lúa cho mỗi nhân khẩu là 0,15 ha. Vùng Sơn Hòa có diện tích tự nhiên lớn nhất 1.631, chiếm 37,7%, mật độ dân số chỉ 7 người/km2, so với mật độ của phủ Tuy An thấp 23 lần, Tuy Hòa là 15,4 lần (6). Điều này cho thấy vùng phía tây Phú Yên thưa người, họ chỉ cư trú vài vùng có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi; ngược lại ở vùng Tuy Hòa mật độ dân cư ngày càng đông: 108 người/km2. Diện tích ruộng lúa tập trung nhiều nhất ở phủ Tuy Hòa 20.831ha, chiếm 57,7%, mật độ 0,21 người/ha. So với Tuy An và Đồng Xuân, diện tích ruộng lúa cũng như diện tích canh tác có những thay đổi lớn do tác động của hệ thống thủy nông Đồng
Bảng 19:Tương quan giữa diện tích canh tác lúa và dân số ở Phú Yên từ 1915 – 1939(8)
|
Các số liệu về dân số, diện tích canh tác lúa năm 1907 và 1929 chỉ ước chừng do các công sứ Phú Yên ghi chép lại, nên việc so sánh chỉ đúng ở mức độ tương đối. Theo bảng thống kê, tình hình dân số Phú Yên tăng vượt bậc, trong vòng 22 năm dân số Phú Yên tăng 85.518 người (tăng 57,02%). Phủ Tuy Hòa có tỷ lệ tăng dân số cao hơn các vùng khác, chủ yếu tăng về mặt cơ học do các luồng di cư của người Hoa và một số cư dân vùng phía bắc tỉnh lỵ Sông Cầu. Điều này làm thu hẹp diện tích canh tác bình quân cho mỗi khẩu, từ 0,27 ha/người năm 1907 xuống còn 0,25 ha/người năm 1941. So sánh giữa lượng tăng dân số và số giảm bình quân diện tích canh tác trên đầu người từ năm 1907 – 1941 cho thấy sự biến đổi dân số ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ bình quân diện tích canh tác lúa. Theo số liệu năm 1907, diện tích canh tác lúa Phú Yên khoảng 40.768ha, tăng lên 59.100ha (tăng 44,9%) vào năm 1941. Thực ra, diện tích canh tác ruộng lúa và sự thay đổi nhân khẩu chủ yếu xảy ra ở vùng Tuy Hòa và Sơn Hòa.
![]() |
Công trình thủy nông Đồng
|
Năm 1939, diện tích canh tác lúa ở vùng Tuy Hòa là 38.917 ha, chiếm khoảng 66,9% diện tích cả tỉnh. Thời kỳ này, lúa ở Tuy Hòa được trồng từ 2 – 3 vụ, trong đó vụ tháng 3 và tháng 8 chiếm chủ đạo, một số ruộng ở vùng trũng và cao được canh tác đều trong năm. Riêng vùng Tuy An và Đồng Xuân, diện tích canh tác lúa ít có sự biến đổi do trong thời kỳ này tư bản Pháp không quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi ở đây.
Về tình hình sở hữu ruộng đất, chúng tôi tiếp tục kế thừa quan điểm của các học giả nghiên cứu về tỉnh Phú Yên, kết hợp với những nguồn tư liệu “La province de Phu Yen” của công sứ A.Laborde, “L’Economie agricole de L’Indochine” của M. Yves Henry, “Notes sur le Phu Yen” của R. Philippe và Lê Phát Lợi…để đánh giá, nhận xét về tình hình ruộng đất ở Phú Yên. Theo chúng tôi, khi đánh giá vấn đề quy mô sở hữu, tình hình kiêm tính ruộng đất ở Phú Yên từ sau khi đập Đồng Cam đi vào hoạt động cần lưu ý một số điểm sau:
- Khác với giai đoạn trước, tư bản Pháp trưng thu đất lập đồn điền phân bố tập trung ở hạ lưu sông Ba (Tuy Hòa) và một số vùng đồi thấp ở Sơn Hòa. Trước đây, đất của đồn điền tập trung ở miền tây Phú Yên, chủ yếu là đất hoang thuộc quyền sở hữu của chính quyền bảo hộ, chủ đồn điền thuê tá điền lĩnh canh để khai hoang. Vì vậy việc mở rộng diện tích đồn điền không ảnh hưởng đến quyền tư hữu của nông dân Phú Yên. Đến giai đoạn này, đất lập đồn điền của tư bản Pháp phân bố hai bên tả, hữu sông Ba (Sơn Hòa, Tuy Hòa), hầu hết là đất thuộc quyền tư hữu của nông dân Phú Yên. Ngoài đồn điền xen canh nhiều loại cây trồng (ngô, đậu đỗ, khoai lang, rau xanh…), thời kỳ này xuất hiện loại đồn điền chuyên canh (mía, dâu) thực hiện dưới hình thức quản canh.
- Diện tích canh tác các loại cây trồng tăng cao ở vùng Tuy Hòa, diện tích ruộng hoang nhàn thu hẹp, mùa vụ canh tác 2 – 3 vụ/năm. Trước đây nông dân Tuy Hòa canh tác ruộng lúa 1 vụ/năm, họ phải trồng thêm một số loại thực phẩm khác để đảm bảo lương thực. Trong thời kỳ này, ruộng lúa được canh tác 2 – 3 vụ, việc canh tác liên tục chỉ có những người khá giả mới đủ khả năng thực hiện. Nông dân khi gặt lúa lên phải đóng nhiều khoản thuế, đặc biệt là thuế thủy lợi 160 – 175 đồng/ha(9), số tiền này quá lớn đối với những gia đình tiểu nông. Thêm vào đó, các gia đình tiểu nông không tự lo về nông cụ sản xuất, họ vay mượn địa chủ giàu có trong làng nên diện tích canh tác lúa của họ không đều giữa các năm. Tình trạng trên đã làm cho một số gia đình tiểu nông phá sản, ruộng đất đem bán cho địa chủ, bản thân họ trở thành tá điền.
Kỹ thuật canh tác
Trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần II (1919 – 1939), diện tích canh tác của các loại cây lương – thực phẩm và cây công nghiệp ngày càng mở rộng, năng suất và sản lượng tăng. Chính quyền thực dân Pháp đã có nhiều cải tạo về nhiều mặt trong kỹ thuật canh tác như nông cụ, giống cây trồng, phân bón và phương thức canh tác. Thời kỳ này, công việc làm đất vẫn dùng sức kéo của trâu bò, nhưng bước đầu đã xuất hiện một số nông cụ hiện đại như: cuốc, xẻng và xà beng phục cho việc khai phá đất lập đồn điền. Những nông cụ này giúp cho việc làm đất dễ dàng, đem lại hiệu quả nhất định trong sản xuất nông nghiệp.
Về phân bón, thời kỳ này nông dân Phú Yên sử dụng chủ yếu loại phân từ gia súc nuôi và một số loại phân thực vật. Việc sử dụng phân hóa học chủ yếu ở các đồn điền trồng mía, thuốc lá, ngô… chứ chưa phổ biến rộng rãi cho nông dân Phú Yên.
Về cải tạo các loại giống cây trồng, chính quyền thực dân Pháp đã có những đầu tư như thành lập trại thí nghiệm nghiên cứu giống, nhiều loại giống cây trồng mới du nhập vào Phú Yên như cà phê, chè và hồ tiêu. Trước năm 1945, chính quyền thực dân Pháp đã triển khai trồng cà phê, chè ở vùng cao nguyên Vân Hòa. Dự án triển khai được một thời gian thì dỡ bỏ để trồng bông, đay, gai phục vụ lợi ích cho quân đội Nhật. Cũng trong thời kỳ này, nhiều giống mía mới được trồng thử nghiệm ở các đồn điền mía thuộc tổng Hòa Đồng, Hòa Lạc, Hòa Mỹ và Hòa Lộc (Tuy Hòa), Sơn Lạc (Sơn Hòa). Giống mía mới thuộc giống Java như POJ 3016, POJ 2878… đặc điểm cây to, nhiều nước, thích hợp với hệ thống tiêu thoát nước và phương thức trồng trọt tương ứng với hệ thống Reynoso. Theo thống kê, giống mía POJ 3016 chiếm đến 80% diện tích trồng mía mùa vụ năm 1945 (10).
Sau khi hệ thống thủy nông Đồng
Ngoài việc nghiên cứu thử nghiệm nhiều loại giống cây trồng, tư bản Pháp còn tiến hành các đợt khảo sát nghiên cứu về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng ở Phú Yên trong thời kỳ này. Từ năm 1935 – 1939, ông R.F.Auriol và Trần Thúc Ký nghiên cứu 142 mẫu đất độ cao từ 0 – 20cm và 60 – 80cm ở Phú Yên (chủ yếu là Tuy Hoà), phân tích từng loại đất và thành phần N, P, K ở các thửa đất trên (12). Cũng trong thời kỳ này, ông Chauvin và De Visme khảo sát, phân tích thành phần đất đỏ bazan ở Phú Yên. Nghiên cứu của ông De Visme cho biết cao nguyên Trường Lạc và những vùng đất dọc hai bên sông Hinh có loại đất đỏ bazan màu mỡ phù hợp cho việc trồng mía, ngô và chăn nuôi ngựa (13).
Tình hình sản xuất nông nghiệp
Với những đầu tư về hệ thống thuỷ nông, cải thiện kỹ thuật canh tác và sự hiện diện của hàng trăm hécta đồn điền xen canh và chuyên canh của tư bản Pháp, nên tình hình sản xuất nông nghiệp ở Phú Yên có nhiều chuyển biến về diện tích canh tác, sản lượng và năng suất trong mỗi loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa và xuất hiện nhiều giống cây trồng mới. Nông nghiệp trở thành ngành chiếm vai trò chủ đạo và mang lại lợi nhuận xuất khẩu cho tư bản Pháp.
Cây lúa:
So với thời kỳ trước, tình hình sản xuất lúa ở Phú Yên phát triển vượt bậc về nhiều mặt (diện tích canh tác, năng suất và sản lượng), là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh Phú Yên trong thời kỳ này. Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, diện tích lúa ở Phú Yên không ngừng mở rộng, từ 40.768ha năm 1907 tăng lên 58.174ha năm 1939, trung bình mỗi năm tăng khoảng 725 ha. Thời kỳ từ năm 1929 – 1939, diện tích trồng lúa ở Phú Yên tăng nhanh, trung bình mỗi năm 1.117ha. Dưới đây là số liệu diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Phú Yên thời kỳ 1907 – 1939:
Bảng 25: Diện tích và sản lượng lúa ở Phú Yên thời kỳ 1907 – 1939 (14):
|
Bảng thống kê số liệu trên được tổng hợp từ các nguồn tư liệu Le province de L’Ananam, La province de Phu Yen của công sứ A.Laborde, L’Economie agricole de L’Indochine của M. Yves Henry và Notes sur le Phu Yen của R. Philippe và Lê Phát Lợi. Trong đó, các số liệu A. Laborde chỉ đoán trong ước chừng, đó là sự phục hồi trí nhớ của một vị công sứ lúc còn đương nhiệm, nên những số liệu ở bảng thống kê trên thuộc thời kỳ 1926 – 1928. Đến Phú Yên vào năm 1926, công sứ A. Laborde đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên. Những dự đoán của công sứ Laborde trong tác phẩm La province de Phu Yen, về sự phát triển của vùng Tuy Hoà như là một minh chứng cho những đóng góp của ông về Phú Yên.
Trong tổng số 3 mùa vụ năm 1939, diện tích trồng lúa vụ tháng 3 lớn nhất, diện tích trồng tập trung ở hai phủ Tuy Hoà (19.599ha) và Tuy An (7.300ha), chiếm 96,7%, sản lượng lúa là 16.250 tấn, đây là thời kỳ các ruộng lúa Tuy Hoà được tưới tiêu từ hệ thống thuỷ nông Đồng Cam. Đến vụ tháng 10, diện tích trồng lúa ở hai vùng Tuy Hoà và Tuy An giảm xuống còn 3.188ha, diện tích trồng lúa ở Sơn Hoà tăng lên 1.045ha. Các ruộng lúa được trồng theo sự kết hợp của hai giống lúa ngắn ngày và dài ngày, giống lúa khô và lúa nước, thường trồng vào vụ tháng 8 của năm. Năm 1939, diện tích trồng lúa theo kiểu trên ở huyện Tuy An tập trung ở hai tổng An Hải và An Sơn. Diện tích canh tác ở hai tổng này là 3.821ha, mùa vụ tháng 3 diện tích trồng lúa là 21.400ha, đến mùa vụ tháng 8 lên đến 6.003ha, sản lượng thu hoạch là 5.760 tấn.
![]() |
Đập Đồng Cam.- Ảnh:D.T.X
|
Cây ngô, đậu đỗ, khoai, sắn:
Ngô là loại thực phẩm có giá trị sau gạo đối với người nông dân Phú Yên trong suốt thời thuộc Pháp. Ngô được trồng ven lưu vực các sông Đà Rằng, sông Cái, Kỳ Lộ và một số nhánh sông nhỏ của sông Ba. Vùng trồng ngô chủ yếu ở Phú Yên: Hà Trung, thuộc tổng Xuân Phong (Đồng Xuân); tổng Hoà Tường, Hoà Lạc (Tuy Hoà); Phú Sơn, Giang Sơn (Sơn Hoà) và một số làng thuộc huyện Tuy An. Trước năm 1929, diện tích trồng ngô hàng năm của tỉnh Phú Yên khoảng 4.500ha, sản lượng khoảng 3.525 tấn, năng suất đạt 7,8 tạ/ha, thấp hơn năng suất ngô cả nước 1,3 tạ. Hầu hết ngô được dùng làm thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, chỉ số ít khoảng 500 tấn (chiếm 14% sản lượng ngô hàng năm) xuất khẩu. Trước năm 1929, thị trường xuất khẩu ngô do người Hoa độc quyền nắm giữ, ngô ở Phú Yên chủ yếu xuất cảng đi các tỉnh
Trong thời kỳ này, chính quyền thực dân Pháp mở rộng diện tích trồng các loại cây lương thực – thực phẩm khác như đậu đỗ, sắn, khoai lang và các loại rau quả. Đậu phụng trồng nhiều ở tổng Xuân Phong (Đồng Xuân), An Đức (Tuy An), Hoà Bình (Tuy Hoà), Sơn Bình và Sơn Xuân (Sơn Hoà); đậu xanh, đậu nành, khoai lang, sắn mì, sắn nước, xoài, mít, cam và dưa hấu trồng khắp khu vực miền tây Phú Yên. Nhìn chung, các loại cây lương thực trên được trồng chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhà cầm quyền và nhân dân, một ít phục vụ xuất khẩu (các loại đậu đỗ), còn lại chưa có giá trị về xuất khẩu.
Cây công nghiệp:
Mía là loại cây trồng có giá trị về xuất khẩu, cũng như diện tích trồng đứng thứ hai sau diện tích và sản lượng lúa. Thời kỳ trước, mía được trồng nhiều ở các làng Hà Bang, Hà Trung thuộc tổng Xuân Phong (Đồng Xuân), vùng lưu vực sông Cái (huyện Tuy An), lưu vực sông Bàn Thạch (Tuy Hoà). Trước năm 1929, diện tích trồng mía hàng năm ước đạt 2.273 mẫu (1.130,8ha), với sản lượng 2.322 tấn mỗi năm (16). Đặc điểm giống mía ở Phú Yên, cây nhỏ và thấp, chịu nước và chất lượng đường kém, nên năng suất mía ở đây thấp khoảng 19 tạ/ha.
![]() |
Hệ thống thủy nông Đồng Cam (trích từ Irrigations du Phu Yen (Reseau de Tuy Hoa), Hy draulique agricole en indochine, anee 1932,
|
Từ sau khi thiết lập Nhà máy đường Việt Nam (1927) và hoàn thành hệ thống thuỷ nông Đồng Cam (1932), diện tích và sản lượng mía ở Phú Yên chuyển biến vượt bậc. Vùng trồng mía mở rộng khắp các lưu vực sông Cái, sông Kỳ Lộ, sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch. Theo bản báo cáo của Liên hiệp Công ty kỹ thuật mía đường Đài Loan vào tháng 7/1959, cho biết diện tích trồng mía ở vùng Tuy Hoà và một phần Sơn Hoà năm 1931 là 29ha tăng lên 160ha vào năm 1936, đỉnh điểm là 756ha vào năm 1942 (17). Số diện tích trên phân bố chủ yếu ở Bàn Thạch và Đồng Bò, ngoài ra còn một số vùng khác như tổng Sơn Tường (Sơn Hoà), Hoà Lạc, Hoà Tường (Tuy Hoà). Thời kỳ này, nhiều giống mía có năng suất cao được trồng ở Phú Yên như POJ 3016, POJ 2878, đây là giống mía Java. Đặc điểm của giống mía này, cây to, chất lượng đường tốt và thích hợp với hệ thống tiêu nước, nên chúng được trồng theo phương thức Reynoso (18).
Bên cạnh cây lúa và mía, các loại cây trồng khác như thuốc lá, dừa, bông vải, dâu tằm cũng có những chuyển biến về diện tích, sản lượng và năng suất trong thời kỳ này. Thuốc lá được trồng nhiều ở vùng cao huyện Đồng Xuân và Sơn Hoà, diện tích ước lượng trồng hàng năm khoảng 750ha với sản lượng khoảng 262 tấn, đạt năng suất 350 kg/ha. Vào năm 1922, các mẫu thuốc lá ở Phú Yên được gửi đến Ủy hội thuốc lá thuộc địa ở Pari thử nghiệm và được đánh giá là tốt. Đến năm 1926, dưới sự ủy thác của Ban điều hành tổng quát sản xuất thuốc lá, thanh tra Lagleize đã khảo sát vùng trồng thuốc ở Phú Yên và xác nhận cao nguyên Vân Hoà và những vùng đất dọc theo lưu vực sông Đà Rằng thuận lợi cho việc trồng thuốc lá xuất khẩu (19). Đối với cây bông vải, gai, dừa, cau… cũng được chú ý khai thác trong thời kỳ này.
KẾT LUẬN:
Như vậy, từ sau khi hệ thống thủy nông Đồng Cam hoàn thành đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp ở Phú Yên, bước đầu đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật người Việt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Việc du nhập nhiều trang thiết bị hiện đại, cùng với lai tạo nhiều giống cây trồng góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp Phú Yên phát triển, năng suất và sản lượng được cải thiện, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp đạt kết quả cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của chính quyền thực dân. Cùng với đó là sự biến đổi tình hình sở hữu ruộng đất từ sau khi xây dựng đập Đồng
NGÔ MINH SANG
(1)Les travaux publics de L’Indochine, Gouvernement general de L’Indochine, Imprimerie d’extreme – orient, Ha Noi. TVHP/VV 284, tr.120.
(2),(3),(4),(5). Irrigations du Phu Yen ( Reseau de Tuy Hoa), Hy draulique agricole en indochine, anee 1932, Ha Noi, Người dịch kỹ sư Nguyễn Trọng Giai, Hệ thống thủy nông Tuy Hòa, tr.2-15.
(6),(7),(11) R. Philippe, Le Phat Loi, (1941), Notes sur le Phu Yen, Archiver de l’Office Indochinois du Riz. TVHP/VV 215, tr.7,8,13,12.
(8). Tổng hợp từ các nguồn tài liệu La province de Phu Yen của Laborde, Le province de l’ An nam (Phu Yen) (Revue Indochinoise)
(10) Công ty mía đường Tuy Hòa (1999), Nhà máy đường Tuy Hòa – Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.27-29.
(12) R. Philippe, Le Phat Loi, (1941), Notes sur le Phu Yen, Archiver de l’Office Indochinois du Riz. TVHP/VV 215, tr.7,8,13,12.
(17),(18). Công ty mía đường Tuy Hòa (1999), Nhà máy đường Tuy Hòa – Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.27-29.
(13). Massif deu Phu Yen, TVHP/VV 213.
(14). Tổng hợp từ các nguồn tài liệu La province de Phu Yen của Laborde, Le province de l’ An nam (Phu Yen) (Revue Indochinoise), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Phú Yên của Nguyễn Đình Đầu, Notes sur le Phu Yen của R. Philippe, Le Phat Loi (Archiver de l’Office Indochinois du Riz).
(15). Rapporte Economique province de Phu Yen, Residence de Song Cau, anee 1908, TVHP/VV 324, tr.28.
(16),(19). Laborde (1929), La province de Phu Yen, BAVH, Tập 16, số 4, Tỉnh Phú Yên, Bản dịch Thuận Hóa, 2003, tr.425-427.
Tài liệu tham khảo 1. Dương Kinh Quốc (1988), Chính quyền thuộc địa ở Việt
2. Nguyễn Đình Đầu, Việt
3. Nguyễn Đình Tư (1965), Non nước Phú Yên, NXB Tiền Giang. 4. Nguyễn Khắc Đạm (1957), Những thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa đế quốc ở Việt
5. Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế. |