SÔNG CẦU: KHÍ THẾ Ở TỈNH LỴ CŨ
Sáng ngày 27-3-1975, trong lúc một bộ phận của lực lượng vũ trang huyện Sông Cầu bao vây, bức rút xã Xuân Lãnh, thì tại xã Xuân Phước, lực lượng vũ trang huyện Đồng Xuân cũng bước vào đợt tấn công cuối cùng vào yếu khu Đồng Tre, tạo điều kiện để giải phóng hoàn toàn 2 xã Xuân Phước – Xuân Quang, ép địch co về chi khu - quận lỵ La Hai, tiến tới giải phóng hoàn toàn huyện Đồng Xuân.
10 giờ sáng ngày 27-3 bọn địch tại xã Xuân Lãnh bắt đầu tháo chạy, ta truy kích diệt một số, số còn lại chạy về La Hai. Đến 12 giờ 30 phút ngày
![]() |
Bắt tù hàng binh năm 1975 ở huyện Tuy Hòa – Ảnh Tư liệu
|
Trong các ngày 28 và 29 tháng 3, Đội pháo binh nữ của huyện dùng cối 82 bắn vào Chi khu – quận lỵ, chi cảnh sát, Trại Tụy Động của Duyên đoàn 23 hải quân ngụy làm cho không khí hỗn loạn càng hỗn loạn thêm.
Ngày 29-3, bọn bảo an rút bỏ căn cứ Đồng Đò, các chốt Hòn Dù, Động Một lui về chốt giữ các đầu cầu trên quốc lộ I, trong lúc đó phần lớn các đơn vị dân vệ đã giấu súng bỏ trốn đi nơi khác.
Ngày 30-3, từ 6 giờ sáng các lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Sông Cầu, tập trung lực lượng đẩy mạnh tấn công và nổi dậy đều khắp, đánh tróc các chốt điểm vòng ngoài của chi khu – quận lỵ, bức rút toàn bộ các chốt điểm trên các cầu nằm trên quốc lộ I, chiếm thêm nhiều khu vực quan trọng.
Vào lúc 9 giờ ngày 1-4-1975, một đoàn xe quân sự khoảng 30 chiếc gồm GMC, xe Đốt và một số xe Jeep chở theo binh lính, sĩ quan và gia đình từ Qui Nhơn chạy vào, chưa qua khỏi đỉnh Dốc Găng bị mũi công tác Xuân Thọ do đồng chí Nguyễn Thị Hạnh (bí thư chi bộ kiêm mũi trưởng mũi công tác) chỉ huy, đánh 2 quả lựu đạn M.26 vào chiếc xe kéo pháo 105 ly đi đầu, xe bốc cháy và quay ngang đường, cả đoàn xe phải dừng lại. Toàn bộ binh lính, sĩ quan đi trên xe chạy xuống cầu Tam Giang, ra Cồn Ông Chỉ nhưng không có tàu đón phải quay lại cánh đồng Bang Chín (khu dân cư mới của thôn Dân Phước hiện nay) đầu hàng cách mạng.
11 giờ ngày 1-4-1975, những chiến sĩ đầu tiên của lực lượng vũ trang và một bộ phận cán bộ các cơ quan Dân, Chính, Đảng huyện Sông Cầu tiến vào trung tâm quận lỵ, giữa tiếng hò reo, hoan hô vang dậy của hàng ngàn quần chúng, đón chào những người con yêu dấu của nhân dân Sông Cầu đã trở về giải phóng quê hương.
TUY AN: ĐÁNH NHANH, THẮNG NHANH
Quán triệt tinh thần của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thời cơ chiến lược và quyết tâm giành thắng lợi lớn trong năm 1975 – hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc, Đảng bộ huyện Tuy An đã tổ chức Hội nghị quân dân chính Đảng toàn huyện. Theo quyết định của Huyện ủy, nhiều thanh niên trong vùng tạm chiếm được rút ra căn cứ đi mở đường từ Tây Nguyên xuống Hòn Lúp (xã Sơn Long) nối liền với xã An Chấn để tiếp nhận lương thực, vũ khí do quân khu chi viện. Toàn bộ lực lượng vũ trang của các xã tập trung phục vụ cho chiến dịch. Hai đại đội chủ lực của huyện cũng huy động toàn lực để phục vụ. Phối hợp với chiến trường chung, đồng chí Nguyễn Cúc (Bí thư Huyện ủy) và đồng chí Huỳnh Tấn Hoan (Phó Bí thư Huyện ủy), nằm trong Ban chỉ huy tiền phương. Đồng chí Vũ Văn Thoại, Thường vụ Huyện ủy phụ trách việc giải phóng các xã phía Bắc huyện. Tại Tuy An, ta đánh vào Ngân Sơn (An Thạch) lực lượng du kích các xã đều tổ chức tấn công và nổi dậy đánh địch, làm cho địch hoang mang, co cụm lại. Sau giải phóng Buôn Ma Thuột các tỉnh duyên hải miền Trung lần lượt được giải phóng. Hai liên đoàn biệt động ở Tây Nguyên chạy xuống Phú Yên, bị lực lượng chủ lực tỉnh ta chặn đánh quyết liệt ở Củng Sơn, Đường Năm. Ta diệt gần 500 tên, bắt hàng ngàn tên. Địch càng hoang mang, tan rã từng mảng. Ngày
![]() |
Nhân dân Tuy An đón mừng quê hương giải phóng - Ảnh Tư liệu
|
Ngày 31-3-1975, toàn bộ tiểu đoàn Bảo an số 22 đóng ở Xuân Phước, La Hai, Xuân Lãnh kéo xuống Mỹ Long, An Dân. Bọn chúng định ra Gành Đỏ, trốn chạy vào Sài Gòn. Đồng chí Vũ Văn Thoại đã chỉ đạo việc kêu gọi tàn binh ra hàng. Ta phát loa kêu gọi địch ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của cách mạng. Sáng ngày
HUYỆN TUY HÒA: NHIỀU MŨI GIÁP CÔNG
17 giờ ngày 25-3-1975 quân và dân Tuy Hòa hoàn toàn làm chủ đoạn đường 5 từ Cầu Tổng trở lên, đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2 vạn tên địch, thu hơn 10.000 súng các loại và 300 xe quân sự; phá hủy gần 2.000 xe các loại trong đó có trên 100 xe tăng và xe bọc thép. Xác địch đầy đường, đầy cả mương dẫn thủy, xe pháo ngổn ngang… Nơi đây quân và dân Tuy Hòa đã kết thúc số phận của hơn 2 vạn ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn tháo chạy từ Tây Nguyên xuống góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc “di tản chiến lược” của Mỹ – Thiệu; âm mưu co cụm đồng bằng của chúng bị phá sản.
Chiến thắng đường 5 không chỉ là một trận tiêu diệt lớn, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh mà còn có ý nghĩa to lớn và đã mở ra một vùng giải phóng rộng lớn gồm 3 huyện có 12 xã đồng bằng hơn 30.000 dân. Chiến thắng đường 5 góp phần đẩy nhanh kẻ địch đến thất bại hoàn toàn.
Tại huyện Tuy Hòa quân giải phóng đã chia thành 3 mũi; Mũi thứ nhất vòng xuống Phú Lạc đánh ra Ba Lò rồi tấn công vào sân bay Đông Tác, cùng với quân và dân xã Hòa Hiệp đánh quân địch định tháo chạy ra biển, diệt hàng trăm tên, bắt sống nhiều tên khác trong đó có tên chuẩn tướng Trần Văn Cẩm phó tư lệnh quân đoàn 2.
Mũi thứ 2, sau khi đánh chiếm núi Một – Hòa Tân, tiến xuống Hòa Vinh theo đường 1 đánh ra Phú Lâm. Mũi thứ 3 từ Phú Thứ theo đường 5 và dọc sông Đà Rằng đánh xuống. Đến 8 giờ sáng ngày
Những tốp tù binh hàng nghìn tên, có cả sĩ quan cấp tá và một số những tên ngụy quyền, dưới sự điều khiển và dẫn giải các nữ du kích, lần lượt nối đuôi nhau với những bước đi uể oải mặt cúi gầm nhìn xuống đất, kéo nhau vào trại tù hàng binh của huyện tại Đồng Tàu (Hòa Thịnh).
PHAN THANH (tổng hợp)