Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ngày 15/8/1885 tại núi Một, thôn Tân An, tổng Xuân Vinh, Thống soái Lê Thành Phương tiến hành làm lễ tế cờ, ban bố Hịch Chiêu quân kêu gọi nhân sĩ, thân hào cùng nhân dân cả tỉnh đứng lên khởi nghĩa mở đầu phong trào Cần Vương ở Phú Yên.
Phong trào Cần Vương Phú Yên do Lê Thành Phương lãnh đạo kéo dài trong 3 năm (1885 – 1887) thì bị thực dân Pháp cùng với đội quân tay sai do Trần Bá Lộc chỉ huy kéo từ
Ngô Kim Ký tên thật là Ngô Đại Kim, sinh năm 1850 ở thôn Hiên Đầu, thị trấn Phố Tiền, huyện Văn Xương, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Trong phong trào di cư của người Hoa ra nước ngoài vào nửa sau thế kỷ 19, ông và người em trai là Ngô Đại Ngọc đã đến Vũng Lấm tỉnh Phú Yên mở hiệu buôn cùng với một số người Hoa ở đây lập nên khu phố sầm uất. Nhờ buôn bán, anh em Ngô Kim Ký khá giả lên nhanh chóng. Ông còn tậu thêm ruộng đất vùng Đồng Dài, Bầu Sen (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), cùng với người đồng hương là Ngô Nãi Thuần lập chợ Đồng Dài, xây dựng cơ sở thu mua lâm thổ sản ở vùng rừng núi huyện Đồng Xuân. Trong một chừng mực nào đó, thương nhân người Hoa đã đóng vai trò thúc đẩy việc trao đổi thương mại giữa vùng đồng bằng và miền núi Phú Yên trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Khi phong trào Cần Vương Phú Yên bùng nổ, trong hàng ngũ của nghĩa quân do Lê Thành Phương lãnh đạo có cả người Hoa tham gia: Bang Thinh làm đầu Đốc dân (1), Ngô Kim Ký được giao nhiệm vụ chế tác vũ khí và mua súng đạn từ Trung Quốc đem về. Hàng hóa mà Ngô Kim Ký chở sang Trung Quốc là những sản vật: tơ tằm, mật ong, thuốc lá, bông vải, đường, quế, cao nai, cao hổ, trầm hương hoặc số lượng lớn gà, vịt thu mua được… Ông tiếp xúc với các lái buôn người Anh ở Hồng Kông, Thượng Hải để trao đổi hàng hóa hoặc trực tiếp mua các loại vũ khí mà nghĩa quân cần dùng. Công việc tuy nguy hiểm nhưng Ngô Kim Ký với sức khỏe và kinh nghiệm của một thương nhân qua nhiều năm đi lại trên đoạn đường biển Việt Nam – Trung Quốc nên ông đã tránh được các trạm kiểm soát của hải quân Pháp cũng như triều Nguyễn và thành công nhiều chuyến hàng, đem về cho nghĩa quân Cần Vương Phú Yên một số lượng vũ khí tương đối, trong đó quan trọng là chất nổ và đại bác cỡ nhỏ. Nhờ số vũ khí này mà nghĩa quân Cần Vương Phú Yên có thể hạ thành An Thổ chỉ trong một ngày vào đầu tháng 9/1885 hoặc phó soái Bùi Giảng chỉ huy trên 2000 nghĩa quân (2) tiến vào các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận đánh tan các lực lượng thân Pháp ở những tỉnh này tạo nên khu vực Nam Trung Kỳ hưởng ứng phong trào Cần Vương mạnh mẽ, trong đó Phú Yên đóng vai trò là trung tâm (3). Ngoài vai trò là người cung cấp vũ khí, Ngô Kim Ký còn là một người rất giỏi trong việc hướng dẫn chế tác vũ khí. Các xưởng sản xuất vũ khí của nghĩa quân ở vùng Hố Thiết, Lò Thổi (thôn Phong Hanh xã An Định, huyện Tuy An) là nơi đúc súng thần công, chế tạo địa lôi… cho đến nay vẫn còn lưu lại dấu tích.
Sự lớn mạnh của phong trào Cần Vương Phú Yên và các tỉnh Nam Trung Kỳ đã đe dọa trực tiếp nền thống trị của thực dân Pháp ở
Như vậy, để đàn áp phong trào Cần Vương ở Phú Yên, thực dân Pháp đã chuẩn bị một đạo quân tất cả là 1500 người, đặt dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Chevreux. Đây là lực lượng mà thực dân Pháp huy động tương đối lớn nhằm đối phó phong trào Cần Vương trong một tỉnh vào thời ấy.
Sau khi chuẩn bị, vào lúc 5 giờ ngày 4/2/1887 đạo quân
Lúc quân Pháp đang đổ bộ lên Vũng Lấm và giao tranh quyết liệt với quân Cần Vương cũng là lúc nghĩa quân Cần Vương Phú Yên cần nhiều vũ khí có sức công phá mạnh hơn để đối chọi với vũ khí địch. Đúng lúc này, đội ghe buồm do Ngô Kim Ký chỉ huy mua vũ khí từ Thượng Hải về đang tiến vào Vũng Lấm và không may bị quân Pháp bao vây truy bắt. Chúng phát hiện “khoảng 200 đại bác, súng cò mổ, đạn” trên các thuyền buôn (6) nên Ngô Kim Ký bị Trần Bá Lộc bắt giam. Đây là điều đáng tiếc và có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Phú Yên khi phải đương đầu với một lực lượng đông đảo và hơn hẳn về vũ khí của địch.
Do thiếu vũ khí hạng nặng nên những dự định về bố trí chiến lược trong phòng thủ của nghĩa quân bị đảo lộn, dẫn đến hệ thống phòng thủ ven biển và sâu trong đất liền nhanh chóng tan rã theo nhịp tiến quân của địch. Ngày 8/2/1887, quân địch tập trung đánh vào căn cứ Quán Cau, nơi tập trung quân chủ lực do Thống soái Lê Thành Phương trực tiếp chỉ huy. Tại đây, dù tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân rất cao vẫn không sao đương đầu nổi với những khẩu pháo 80mm có tầm sát thương và công phá lớn của địch, vì thế nghĩa quân nhanh chóng tan rã. Ngày 14/2/1887, do nội phản, thủ lĩnh Lê Thành Phương lọt vào tay địch.
Ngày 20/2/1887 (nhằm ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi), tại bến đò Cây Dừa thuộc phủ Tuy An, trước đám đông dân chúng bị ép buộc tập trung, Trần Bá Lộc ra lệnh hành quyết thủ lĩnh Lê Thành Phương và thương nhân người Hoa Ngô Kim Ký sau khi dùng đủ mọi thủ đoạn mua chuộc họ qui hàng nhưng không thành. Cái chết của vị thủ lĩnh phong trào Cần Vương Phú Yên và người thương nhân trẻ tuổi giữ vai trò cung cấp vũ khí cho nghĩa quân đã khiến cho phong trào này suy yếu. Sự hy sinh cao cả của họ đã để lại hình ảnh đẹp đẽ trong lòng người dân Phú Yên và đã hun đúc, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần bất khuất cho vị phó soái Nguyễn Bá Sự tiếp tục giương cao ngọn cờ Cần Vương Phú Yên và duy trì mãi đến năm 1892 mới kết thúc.
ThS. ĐÀO NHẬT KIM
(Giảng viên Trường ĐH Phú Yên)
___________________________
(1) Lam Giang, Võ Ngọc Nhạ – Đặng Đức Tuấn – tinh hoa công giáo ái quốc Việt
(2) Prudhome – An Nam, từ ngày 5-7-1885 đến 4-4-1886 – Nxb Quân đội R.Chapelot, Paris 1901,tr.178.
(3) (6) Charles Fourniau – Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Bình Định – Phú Yên (1885-1887) theo những nguồn tài liệu Pháp – Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 tháng 11 + 12 – 1982, tr.40, tr.49.
(4) (5) Arrèté fixant la composition de la colonne expéditionnaire destinée à opérer dans la province du Phu Yen – Trung tâm lưu trữ QG II, KH.RSA/HC.