Ngó lên Giếng Bộng - Cây Cau

Ngó lên Giếng Bộng - Cây Cau

Giếng Bộng, Cây Cau thuộc thôn Phú Điềm, xã An Hòa, huyện Tuy An. Theo địa bạ triều Nguyễn, Phú Điềm nguyên An Thuận thôn, tổng Trung Đồng Xuân, đông giáp địa phận ba thôn Phú Đa, Tân Định, Phú Hòa, tây và bắc giáp xã Thuận An, nam giáp hai thôn Phú Đa và Phú Long. Diện tích 158 mẫu 3 sào 8 thước.

Ngó lên Giếng Bộng, Cây Cau

Nghe lời bạn thốt ruột đau như dần

Sợ e giếng chẳng đặng gần

Cá kia ngộ nước một lần rồi xa

Em chưa biết cửa, biết nhà

Anh em chưa biết, mẹ cha chưa tường

Chàng thiếp thương, cha mẹ không thương

Nước kia khiến chảy, đường mương kia ai đào?

070813-canh-dong.jpg
Quê hương thanh bình - Ảnh: KIM SA

Giếng Bộng, Cây Cau thuộc thôn Phú Điềm, xã An Hòa, huyện Tuy An. Theo địa bạ triều Nguyễn, Phú Điềm nguyên An Thuận thôn, tổng Trung Đồng Xuân, đông giáp địa phận ba thôn Phú Đa, Tân Định, Phú Hòa, tây và bắc giáp xã Thuận An, nam giáp hai thôn Phú Đa và Phú Long. Diện tích 158 mẫu 3 sào 8 thước.

Từ mương Gia Điềm (xứ đồng) dọc theo con mương đi về hướng tây, cách Quốc lộ khoảng 2km là đến xóm Cây Trầu. Nơi đây có hai cái giếng làm bằng bộng gốm

Thôn Phú Điềm có 4 xóm là Cây Me, Đồng Bò, Cây Trầu và Gò Điều. Tương truyền trước lẫm Cây Trầu có một khu đất thấp, giữa khu đất có một cái ao, chung quanh bờ ao có cây cối và những dây trầu lương mọc bò lên thân cây ra lá xanh tươi. Xóm Cây Trầu có từ thời ấy. Dần dần qua năm tháng ao cạn, dân làm ruộng. Giữa ao  họ vét giếng đặt bộng gốm, đường kính khoảng 1m, sâu 4m. Cách ao 100m có vườn trồng cau, trầu và giếng đặt bộng gốm kích thước tương tự. Dân quanh vùng đào giếng thường xây bằng đá, chỉ có hai cái giếng này là đặc biệt.

Không rõ “giếng bộng cây cau” chỉ về cái giếng nào, có lẽ cho cả hai. Bởi vì khi vét giếng ở ao, người dân cũng trồng một ít cau quanh giếng.

Các phụ lão ở đây kể rằng, thuở nhỏ, họ thường đến gánh nước ở hai giếng này. Đến năm 1953, chiến dịch Át-lăng, dân chúng đem đồng thả xuống đáy giếng để giặc khỏi cướp.

NGUYỄN ĐÌNH CHÚC

Từ khóa:

Ý kiến của bạn