Tại huyện Đông Hoà, trên đường vào Đập Hàn, cách QL1A non cây số, rẽ trái về hướng đông bắc cũng có một ngôi miếu, mà theo dân gian thì nói rằng ngôi miếu này thờ bà Trang.
![]() |
Làng Hảo Sơn - Ảnh:Trần Quỳ |
Tuy nhiên qua tìm hiểu, chúng tôi được biết có ý kiến cho rằng, trước đây ngôi miếu này được dựng nên là thờ Thiên Y A Na, nhưng dân gian vẫn cho rằng ngôi miếu thờ bà Trang. Chính vì vậy mà liên quan đến ngôi miếu cũng có một câu chuyện về bà Trang.
Ngôi miếu tồn tại mãi đến năm 1985 với hình dạng đã xuống cấp nghiêm trọng, tường đổ, mái dột, cây cỏ mọc um tùm nên sau đó ngành kiểm lâm đã cho tháo dỡ và xây trạm kiểm soát lâm đặc sản ngay trên nền ngôi miếu thờ. Đến nay, vết tích ngôi miếu thờ bà Trang chỉ còn trong tâm khảm của những người lớn tuổi.
Chuyện kể cũng tương tự như ở Tuy An, nhưng đôi chỗ khác về chi tiết:
“Chúa Nguyễn cũng bị quân Tây Sơn rượt đuổi, đến Hảo Sơn thì cùng đường, thấy trước mặt có một quán nhỏ, chúa chạy vào hỏi:
-Nhà ngươi có biết đường nào để vượt qua ngọn núi kia không?
Bà Trang không ngẩng đầu lên nhìn mà hỏi lại:
-Ông là ai mà tìm đường vượt qua ngọn núi nguy hiểm kia?
Trong lúc đó thì quân Tây Sơn đã gần đến nơi, tiếng hò reo dậy trời đất. Chúa bèn nói thật:
-Ta là chúa Nguyễn, bị quân Tây Sơn rượt đuổi. Đã cùng đường rồi, bà hãy vì non sông xã tắc mà giúp ta.
Lúc này bà Trang mới sực tỉnh, vội quỳ thụp xuống lạy:
-Tôi có mắt mà như không. Xin ngài tha mạng.
Bà nói rồi vội đưa Vương đến một gộp sâu, lấy đá lấp cửa hang lại rồi ung dung đi ra phía hồ Hảo Sơn nhổ rau. Một lát sau quân Tây Sơn tới, thấy bà già đang lui cui sát mép nước mới kêu lại hỏi:
-Nhà ngươi có thấy một tên mặc áo cân đai chạy qua đây?
Bà Trang tâu:
-Tôi hái rau từ trưa giờ, không thấy ai chạy qua đây cả.
-Vậy có con đường nào để qua ngọn núi trước mặt không?
-Không có con đường nào cả. Chỉ có đi theo con suối lên tới đập nước rồi rẽ phải đi thẳng hai dặm nữa mới có đường qua.
Nghe nói vậy, toán quân sĩ kia kéo đi. Mãi tới xẩm tối, không nghe động tĩnh gì, bà Trang mới ra gộp đá mời Vương lên. Bà nấu một nồi cháo hoa mời Vương ăn tạm. Nửa đêm giờ Tý, bà tìm cách đưa Vương vượt dãy Đại Lãnh”.
Kết thúc chuyện bà Trang ở làng Hảo Sơn cũng giống như chuyện miếu bà Trang ở Tuy An.
Điều tồn nghi về miếu bà Trang tại Hoà Xuân
Dị bản:
Sau khi tham khảo một số tư liệu [37, tr.68] và đối chiếu lại lời kể dân gian, ở phần miếu bà Trang có một số chi tiết khác liên quan đến địa điểm ngôi miếu thờ bà Trang:
Trong thời kỳ chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, có một vị vua chạy qua địa điểm này lánh nạn rồi tìm đường về phương
Sau khi hưng quốc, vị vua nọ nhớ ơn xưa bèn cho lập ngôi miếu thờ, đặt tên là miếu Dinh Bà, cắt ruộng giao cho chính quyền sở tại dể hương khói hàng năm vào dịp lễ tết. .
(Theo lời kể trong dân gian, có đối chiếu “ Truyện cổ Tuy Hoà” của Nguyễn Hoài Sơn).
Theo Đào Minh Hiệp – Đoàn Việt Hùng