Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Tuy Hòa

Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Tuy Hòa

Tuy Hòa, thành phố tỉnh lỵ của Phú Yên, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, phía đông là biển Đông với bờ biển kéo dài từ Mỹ Á đến Đông Tác gần 10km, phía tây giáp huyện Phú Hòa, phía nam giáp huyện Đông Hòa, còn phía bắc giáp huyện Tuy An, có diện tích gần 107 km2, dân số 141 ngàn người.

Tuy Hòa, thành phố tỉnh lỵ của Phú Yên, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, phía đông là biển Đông với bờ biển kéo dài từ Mỹ Á đến Đông Tác gần 10km, phía tây giáp huyện Phú Hòa, phía nam giáp huyện Đông Hòa, còn phía bắc giáp huyện Tuy An, có diện tích gần 107 km2, dân số 141 ngàn người.

070321-song-da.jpg

Núi Nhạn sông Đà - Ảnh: Trần Quỳ

Cũng giống như các đơn vị hành chính khác của tỉnh, thành phố Tuy Hòa từ thời xa xưa cũng trải qua nhiều lần chia-tách. Từ thời chúa Nguyễn, hầu hết phần đất Tuy Hòa thuộc huyện Đồng Xuân, chỉ có thôn Phường Câu thuộc huyện Tuy Hòa. Từ năm 1832, tổng Hoà Bình (nằm ở phía bắc sông Đà Rằng-tức là phần đất của thành phố Tuy Hòa hiện nay) là 1 trong 4 tổng của huyện Tuy Hoà. Năm 1889 huyện Tuy Hòa được nâng lên thành phủ Tuy Hòa gồm 5 tổng, trong đó có tổng Hòa Bình. Sau Cách mạng Tháng Tám, trong 9 năm kháng chiến chống Pháp từ 1946 đến 1954, thị xã Tuy Hoà là Tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, sau đó thị xã nằm trong quận Tuy Hòa. Năm 1977 thị xã Tuy Hòa được nhập vào huyện Tuy Hòa, nhưng chỉ 1 năm sau lại tách ra thành một đơn vị hành chánh độc lập. Từ năm 1989, thị xã Tuy Hoà lại trở lại là Tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên. Đến ngày 05-01-2005, thực hiện Nghị định số 03/2005/NĐ-CP của Chính phủ, thị xã Tuy Hòa chính thức được nâng lên thành thành phố.

Thời kỳ phong kiến, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, nhân dân Tuy Hòa tham gia và hưởng ứng các phong trào đấu tranh chống lại sự áp bức và bất công. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân Tuy Hòa đã lập nên nhiều chiến công, như tham gia góp phần trực tiếp đánh tan chiến dịch Atlante của thực dân Pháp ngay trên địa bàn trọng điểm của chiến dịch là thị xã Tuy Hòa. Trong quá trình đấu tranh cách mạng thị xã Tuy Hòa được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Thành phố Tuy Hòa từ xưa đã được người dân đặt cho một cái tên khá lãng mạn, là thành phố của núi Nhạn sông Đà. Mỗi khi nhắc đến cụm từ “Núi Nhạn sông Đà” là người dân Phú Yên liên tưởng ngay đến thành phố Tuy Hòa. Nói như vậy có nghĩa là núi Nhạn sông Đà có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa của cư dân nơi đây. Điều đó không phải ngẫu nhiên vì sông Ba chảy ngang qua thành phố, đến đây được phân thành hai nhánh là sông Chùa và sông Đà Rằng với cửa biển Đà Diễn. Và ngay trên bờ bắc sông Ba là núi Nhạn như một nét son điểm tô cho thành phố.

Địa hình thành phố tương đối bằng phẳng, một số núi thấp tập trung ở xã Hòa kiến, còn ở vùng châu thổ đồng bằng có núi Nhạn và núi Chóp Chài nằm ngay trung tâm, cùng với sông Ba lững lờ chảy ra biển Đông tạo cho thành phố có một nét đẹp riêng không phải nơi nào cũng có. Trên núi Nhạn có tháp Nhạn-một công trình kiến trúc cổ của người Chăm được xây dựng vào thế kỷ XII. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và tác động của thời gian, đến nay, sau đôi lần trùng tu ngôi tháp hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nét cổ kính xưa kia, là một điểm tham quan du lịch và hoạt động văn hóa rất độc đáo của Tuy Hòa, trong đó có Đêm thơ Nguyên tiêu Núi Nhạn. Đây là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của Phú Yên nổi tiếng trong cả nước do giới văn nghệ sĩ Phú Yên tổ chức hàng năm vào đúng Rằm tháng Giêng âm lịch thu hút hàng ngàn người yêu thơ không chỉ trong tỉnh mà cả ngoài tỉnh.   

Núi Chóp Chài nằm ở phía bắc thành phố sát ngay nội thị, giống như một cọc tiêu thiên nhiên báo cho những người con Tuy Hòa sớm nhận ra quê hương ngay từ xa. Căn cứ vào hình dáng và thế núi thì Chóp Chài trông như một chiếc chài đang đang vãi trên mặt nước, nhưng khi nhìn theo hướng nam-bắc thì trông như một con rùa đang thò cổ bò trên ruộng.

Cùng với những nét độc đáo về núi và sông, Tuy Hòa còn có bờ biển dài gần 10 km, có các bãi biển đẹp là Tuy Hòa và Mỹ Á (Long Thủy), trong đó bãi biển Mỹ Á với các đảo như hòn Chùa, hòn Cù Lao Mái Nhà rất nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên và đặc sản ẩm thực.

Những câu chuyện huyền thoại và truyền thuyết trên vùng đất Tuy Hòa gắn liền với các di tích thắng nói trên, làm cho các di tích thêm phần độc đáo và huyền bí. Đó là các câu chuyện về núi Chóp Chài, về núi Nhạn và về việc người Chăm đã xây tháp Nhạn trên núi ra sao, về Thạch Hổ Động, Hòn Chùa, về các đảo trên biển Mỹ Á, về chợ Ma Liên và nhất là về con Sông Ba huyền thoại

Theo Đào Minh Hiệp – Đoàn Việt Hùng

Từ khóa:

Ý kiến của bạn