NGƯU HOÀNG

(Calculus Bovis)

Ngưu hoàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là sạn ở túi mật (một phần nhỏ là sạn của ống mật và ống gan) của con Bò tót ( Bos taurus domesticus Gmelin) thuộc họ Trâu bò (Bovidae).

Theo Đỗ tất Lợi thì Ngưu hoàng thiên nhiên có thể là sạn mật của con trâu Bubalus bubalis L. có bệnh.

Theo tài liệu Trung quốc thì ở vùng Tây bắc, Đông bắc và Hà bắc có loại bò cho Ngưu hoàng. Các nước khác như Nam mỹ, có Kim sơn ngưu hoàng và Aán độ có Aán độ ngưu hoàng.

Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật heo gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi Ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cho cấy Hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng ( E. Coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật nên gọi là Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.

Ngưu hoàng tổng hợp thì hiện nay ở Trung quốc có chế nhiều để đáp ứng nhu cầu. Ngưu hoàng thiên nhiên thì quanh năm đều có. Chú ý lúc mổ bò, nếu phát hiện có Ngưu hoàng lấy ra âm can nơi mát và không được có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa vì có thể làm cho Ngưu hoàng nứt vỡ đổi màu đều kém phẩm chất. Cần gói kín để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.

Theo tài liệu Trung quốc, Ngưu hoàng có nhiều tên gọi như Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng (cũng gọi Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng tức sạn túi mật), Quản hoàng (cũng gọi Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng tức sạn ở ống gan mật).

Tính vị qui kinh:

Ngưu hoàng vị đắng tính mát (lương), qui kinh Can, Tâm.

Theo các sách thuốc cổ:

Thành phần chủ yếu:

Cholic acid, desoxycholic acid, cholesterol, bilirubine, tauroccholic acid, glycine, alanine, methionine, asparagine, arginine, sodium, magnesium, calcium, phosphate, sắt, carotene, amino acid, vitamin D.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Ngưu hoàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tức phong chỉ kinh, khóat đàm khai khiếu. Chủ trị các chứng: hầu họng sưng đau, lở lóet, mồm lưỡi lở, ung thư đinh độc, ôn nhiệt bệnh, trẻ em kinh phong, sốt cao mê man, kinh quyết co giật, động kinh, trúng phong hôn mê.

Trích đoạn Y văn cổ:

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Thuốc có tác dụng an thần, chống co giật và hạ sốt. Ngưu hoàng có tác dụng đối kháng với thuốc hưng phấn trung khu thần kinh. Thuốc có thể phòng cơn co giật cho chuột gây bởi camphor hay cafein nhưng không có tác dụng phòng co giật gây nên do strychnine. Thuốc làm tăng tác dụng của chloral hydrate và barbiturate. Thuốc không có tác dụng giảm đau hay gây ngủ.
  2. Ngưu hoàng có tác dụng ức chế tính thẩm thấu của mạch máu và có tác dụng kháng viêm. Trên mô hình huyết áp cao ở chuột đồng, thuốc có tác dụng hạ áp rõ rệt và tác dụng kéo dài ( trên 2 - 3 ngày với 1 liều thuốc). Trên tim cô lập của chuột lang thuốc gây kích thích nhưng gây co thắt động mạch vành. Thí nghiệm trên thỏ, thuốc gây hạ áp, giãn mạch ngoại biên và ức chế tác dụng của epinephrine đối với tim.
  3. Ngưu hoàng có tác dụng tăng tạo máu: trên thỏ thực nghiệm thuốc làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, tăng rõ hơn ở thỏ gây thiếu máu. Nhưng với liều cao thì thuốc có tác dụng ngược lại.
  4. Thuốc có tác dụng lợi mật: thuốc làm tăng tiết mật rõ rệt và làm giãn cơ vòng của ống mật. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thuốc là do tác dụng tổng hợp của thành phần cholic acid và desoxycholic acid.
  5. Thành phần acid cholic của thuốc có tác dụng làm giảm ho suyễn. Thuốc hưng phấn hô hấp. Ngưu hoàng nhân tạo có tác dụng ức chế sarcoma 37 và sarcoma 180 ở chuột nhắt.
  6. Độc tính của thuốc: cho chuột uống Ngưu hoàng với liều 0,6g/kg mỗi ngày trong 6 ngày không thấy có gì thay đổi về cân nặng, lượng ăn, nước tiểu, phân và tình hình hoạt động so với lô chứng. Khi chúng được cho uống trong vòng 12 ngày cùng liều đó thì chúng nhẹ hơn so với lô chứng. Lúc liều cho uống tăng lên 10 - 30 lần, phần lớn tiêu chảy, một số ít hôn mê và chết. Khi cho những con chuột đồng huyết áp cao uống với liều 1g/kg trong 15 tuần, không có tác dụng phụ nào. Giết chuột chết, các tạng phủ không có thay đổi bệnh lý.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Dùng độc vị Ngưu hoàng và các bài thuốc có Ngưu hoàng: trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, cúm, viêm phế quản, viêm phổi 146 ca, trị có kết quả với tỷ lệ 75,2% ( Thông tin Trung thảo dược 1972,4:49).

2.Taurocholic acid: là một loại amino acid, một thành phần chủ yếu cỉa Ngưu hoàng lại có trong nhiều phủ tạng như: túi mật, gan, phổi; hiện có thể tổng hợp bằng hóa học. Có tác dụng giải nhiệt, an thần, tiêu viêm, hạ áp, trị động kinh, có thể dùng trị nhiều bệnh như sốt cảm, viêm amidale, viêm phế quản, đau thần kinh, viêm khớp do phong thấp, nhiễm độc thuốc v..v.. ( Hạ kiếm Minh Tân y học 1985,12:64).

3.Trị bệnh nhiễm sốt cao hôn mê co giật, đàm mê tâm khiếu thực chứng:

4.Trị viêm mồm họng và các chứng nhọt độc:

Liều lượng thường dùng và chú ý: