HẬU PHÁC

(Cortex Magnoliae Officinalis)

Hậu phác còn có tên là Liệt phác, Xích phác, Xuyên phác dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là vỏ thân hoặc vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Hậu phác có tên thực vật là Magnolia officinalis Rehd et Wils hoặc cây Hậu phác lá lõm tên thực vật là Magnolia Officinalis Rehd et Wils var blioba Rehd et Wils, đều thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae).

Cây Hậu phác chưa được phát hiện ở nước ta. Các thầy thuốc Việt nam và Nhân dân thường dùng nam Hậu phác, có thể là các loài sau:

  1. Hậu phác (Vối rừng): Magnolia hypoleuca Sieb et Zuc thuộc họ Mộc lan.
  2. Bá bệnh (Bách bệnh Hậu phác): Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinata Lour) thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
  3. Quế rừng (Hậu phác): Cinnamomum iners Reinw thuộc họ Long não (Lauraceae).
  4. Vối rừng (Syzygium jambololana (Lamk) Merr et Perry (Eugenia Jambolana lamk) thuộc họ Sim (Myriaceae).

Cây Hậu phác Trung quốc mọc nhiều ở các tỉnh Tứ xuyên, Hồ bắc, Triết giang, Quí châu, Hồ nam. Hậu phác Tứ xuyên là tốt nhất gọi là Xuyên phác kế đến là Hậu phác Triết giang gọi là Ôn phác.

Lúc chế Hậu phác người ta ngâm thuốc vào nước đợi thấm đều, lấy ra cạo sạch vỏ khô, rửa sạch thái nhỏ đem phơi khô.

Chế Khương Hậu phác, người ta thái Gừng tươi sắc nước rồi cho Hậu phác vào cùng sắc cho ngấm hết nước gừng, thái lát đem phơi (cứ 50kg Hậu phác dùng 5kg Gừng tươi).

Tính vị qui kinh:

Hậu phác vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ Vị Phế Đại tràng.

Theo các sách thuốc cổ:

Thành phần chủ yếu:

Trong Hậu phác có chừng 5% phenol gọi là magnolola, tetrahydromagnolola, Isomagnolola, có 1% tinh dầu thành phần chủ yếu là machilola, ngoài ra còn có onokiol, eudesmol, magnocurarine.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Hậu phác có tác dụng hành khí tiêu tích, táo thấp, hạ khí tiêu đàm bình suyễn.

Chủ trị chứng tỳ vị tích trệ, thấp trở trung tiêu, tiết khái thấu khí suyễn.

Trích đoạn Y văn cổ:

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa lóet dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch.
  2. Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản.
  3. Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp.
  4. Nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng, trên thực nghiệm (in vitro) thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn lî và những nấm gây bệnh thường gặp.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị lî amip: trong một báo cáo lâm sàng dùng Hậu phác trị 46 ca> Kết quả 43 ca hồi phục, 2 ca tiến bộ, phần lớn triệu chứng lâm sàng được cải thiện sau 3 ngày và cấy phân âm tính vào ngày thứ 5.

2.Trị táo bón do trường vị thực nhiệt bụng đầy:

3.Trị tiêu chảy do hàn thấp: tiêu lỏng, bụng đầy, rêu lưỡi trắng dày.

4.Trị rối lọan tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy, đau bụng do hàn:

5.Trị viêm phế quản mạn tính, hen suyễn:

6.Giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung:

Tác giả cho bệnh nhân uống bột Hậu phác trước phẫu thuật cho 36 ca kết quả lúc rạch phúc mạc, đại tràng không phình, một số ít hơi đầy dùng tay đẩy nhẹ là được. So với 163 ca không cho uống Hhạu phác tốt hơn rất rõ, có ý nghĩa thống kê (Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản trực thuộc Học viện Y học Thượng hải số 1 - Tạp chí Tân y dược học 1973, 4:25).

Phụ chú: HOA HẬU PHÁC

Hoa Hậu phác vị cay tính ôn, khí thơm. Tác dụng hành khí hóa thấp như Hậu phác nhưng ít táo hơn, dùng cho trường hợp khí trệ, thấp trở gây nên bụng trên đầy, ăn không ngon.

Liều dùng và chú ý: