Mỗi loại trái cây đều có tính nóng lạnh khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết thành phần, tính chất nóng lạnh của loại trái cây mà bạn sẽ thưởng thức.
Mỗi loại trái cây đều có tính nóng lạnh khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết thành phần, tính chất nóng lạnh của loại trái cây mà bạn sẽ thưởng thức |
Hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và là chất chống oxy hóa tuyệt vời nhất, ngoài ra chúng còn giúp chúng ta phòng tránh và điều trị nhiều loại bệnh trong tất cả các mùa. Mỗi loại trái cây đều có tính nóng lạnh khác nhau, do đó bạn cần phải biết thành phần, tính chất nóng lạnh của trái cây mà bạn sẽ thưởng thức.
Khi sử dụng cần lưu ý như sau:
- Uống nước trái cây giữa 2 bữa ăn. Không nên uống nước trái cây ngọt sau bữa ăn trưa, nó có thể làm tăng tiết quá trình lên men trong ruột và gây đầy bụng.
- Các loại nước hoa quả có tính axit như cam, chanh, quýt, bưởi, cà chua, dứa nên uống vào buổi sáng sau khi đã ăn sáng.
- Hãy ăn trái cây ngay khi vừa cắt hay ép, nếu để lâu chúng sẽ có tính axit và mất nhiều vitamin.
- Có thể thêm muối đen để lát trái cây tươi và cũng để làm tăng hương vị của hoa quả, muối đen giúp tiêu hóa tốt.
- Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu vào trái cây, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh.
- Nếu bạn không muốn bị tăng cân thì không nên cho đường vào sinh tố vì đường nhiều năng lượng, rất dễ làm bạn tăng cân và không phải chất dinh dưỡng cần thiết. Còn nếu người gầy có thể cho thêm chút đường để dễ uống.
- Đối với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 cốc sinh tố không đường, còn nếu uống có đường không nên quá 2 cốc.
- Trẻ em chỉ cần 1 cốc sinh tố/ngày là đủ.
Đối với trẻ từ 1 - 5 năm tuổi có thể ăn hồng xiêm với mật ong. Trẻ em từ 5-10 tuổi hãy ăn dưa hấu và hồng xiêm, đây là lứa tuổi phát triển nhanh. Từ 10-20 tuổi nên uống nước ép dưa hấu, nho, đây là thời điểm dễ tăng cân và bị nổi mụn của lứa tuổi này.
Theo Đẹp