Nữ đại sứ A.Conlotai |
Đầu tiên bà đến Na Uy với cương vị cố vấn tham tán của Sứ quán Nga. Các tờ báo phương Tây mở chiến dịch bôi nhọ Conlotai vì họ đã biết tiếng tăm lừng lẫy của bà là một chiến hữu xuất sắc của Lênin khi bà tham gia vào cuộc khởi nghĩa tháng mười và trở thành nữ bộ trưởng đầu tiên của Chính phủ Xô viết năm 1917.
Triều đình vương quốc Na Uy đã không niềm nở đón tiếp bà. Nhưng ngay tại buổi gặp gỡ đầu tiên, thái độ ứng xử đầy thuyết phục của nữ chính khách thông tuệ, uyên bác đã làm triều thần và cả nhà vua Na Uy ngưỡng mộ. Chỉ một năm sau, 1923, Nghị viện Na Uy đã bỏ phiếu với đa số đồng thuận thiết lập quan hệ bang giao với Liên bang Xô viết. Đồng thời Conlotai được cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở Na Uy. Thời đó ở châu Âu và cả trên thế giới chưa có một nước nào cử đại sứ là phụ nữ.
Conlotai là con gái một vị tướng của Nga hoàng. Ông là một con người phóng khoáng, thích tư tưởng tự do và mong muốn con cái thành đạt về đường học vấn. Trong nhà ông có thư viện đầy đủ các sách báo. Sura - tên thân mật của Conlotai trong gia đình - lúc bé đã thông thạo ba thứ tiếng Đức, Pháp, Anh. Có một điểm đặc biệt là tuy còn nhỏ nhưng Sura luôn day dứt tại sao nước Nga lạc hậu, nghèo khó so với các nước phương Tây văn minh tiên tiến. Cha cô thấy lo ngại trước suy nghĩ của con gái nên gửi con sang các nước phương Tây để con thôi suy nghĩ về những cảnh đời trái ngược ở nước Nga nông nô!
Nhưng ở châu Âu, 16 tuổi, cô nữ sinh Sura đã tìm đến học thuyết xã hội dân chủ của Plekhanov, gặp gỡ Lênin, chịu tang đôi vợ chồng chiến sĩ cách mạng người Pháp Paul Lafargue và vợ là Laura, con gái của Các Mác. Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Conlotai bị bắt ở
Sau khi làm đại sứ ở Na Uy và
Chuyện kể rằng, khi bà đến Thụy Điển, lúc đầu vua Thụy Điển hơi lạ lẫm về một người đàn bà trình quốc thư làm đại sứ và bảo viên cận thần hãy đánh điện về Mátxcơva buộc thay đổi đại sứ. Nhưng khi Conlotai đã đến ngưỡng cửa đại sảnh (Biên niên sử ngoại giao ghi lại mẩu đối thoại này):
Conlotai: - Thưa quốc vương, chính phủ chúng tôi hy vọng rằng hai nước chúng ta sẽ có quan hệ hữu hảo bền vững.
Nhà vua: - Trong sự đối lập khác thường giữa các nguyên tắc chế độ các nước chúng ta.
Conlotai: - Thưa quốc vương, sự khác biệt ấy không ngăn cản chúng ta đấu tranh cho một nền an ninh tập thể ở châu Âu. Ngoài ra hai nước chúng ta nên khởi đầu bằng cuộc đàm phán thương mại mà có lợi cho cả đôi bên.
Nhà vua: - Đàm phán thương mại ư? Trẫm xin hỏi là trong va li của một quý bà xinh đẹp có cả hàng mẫu cách mạng ư?
Conlotai: - Lãnh tụ chúng tôi, Lênin nói rằng cách mạng không thể là thứ hàng xuất khẩu, thưa quốc vương.
Nhà vua (mỉm cười): - Quý bà đã có nhiệm kỳ ở
Conlotai: - Kính thưa quốc vương, trước hết tổng thống thường mời tôi ngồi.
Nhà vua (hơi ngượng vì bất ngờ, đứng dậy khỏi ngai vàng): - Ôi, trẫm xin lỗi quý bà (và chỉ tay vào ghế), mời quý bà!
Conlotai: - Thưa quốc vương, tôi trộm nghĩ ngồi vào đây đối với tôi thật không thoải mái.
Nhà vua: - Chắc quý bà cho rằng ngai vua không bền vững lúc này như cuộc cách mạng ở quý quốc chứng tỏ. Thế mời bà ngồi tạm vào đây (chỉ chiếc ghế bên cạnh).
Conlotai: - Kính tạ ơn quốc vương (ngồi vào ghế).
Nhà vua (ngồi ngang bằng với Conlotai, viên cận thần nói nhỏ với viên sĩ quan hầu cận: trái cả thủ tục lễ tân): - Quý bà nói đến bảo vệ an ninh tập thể – một nhiệm vụ cao cả nhưng một trọng trách phức tạp. Hơn nữa, Mátxcơva lại giao phó cho một phụ nữ. Có quá nặng nề đối với bà không? Trước nay người ta cho rằng ngoại giao không thể là công việc của phụ nữ.
Conlotai: - Kính thưa quốc vương, tôi nghe rằng nhà vua thêu khâu rất khéo. Mà nghệ thuật thêu khâu người ta cho rằng không phải của đàn ông. Thế nhưng, việc ấy lại không ngăn cản nhà vua thực hiện hoàn hảo các trọng trách quân vương nước người!
Thời gian làm đại sứ ở Thụy Điển, Conlotai đã làm quan hệ hai nước tốt đẹp hơn, thắt chặt mối quan hệ thâm tình với các giới có thiện cảm với Chính phủ Xô viết, bảo vệ hòa bình ở châu Âu, giải giáp các quân đội thù nghịch mở rộng buôn bán, quan hệ chặt chẽ với các giới trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, hình thành các hội hữu nghị giữa hai nước. Một thành tựu hiếm có về vật chất trong công tác ngoại giao là năm 1933, Conlotai đã đưa về nước những kho vàng của Nga mà chính phủ tư sản Kerenski đã di tản sang Thụy Điển.
Những năm chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, Conlotai với tài năng và kinh nghiệm ngoại giao của mình đã lôi kéo Phần Lan không tham chiến và Thụy Điển cũng giữ vững thế trung lập của mình không đứng về phía Đức. Nhà vua Thụy Điển đánh giá cao sự cống hiến của Conlotai trong sứ mệnh ngoại giao của mình cả trước, trong và sau chiến tranh thế giới lần hai. Nhà vua Thụy Điển đã không thể tặng Conlotai các huân chương vì theo luật tục nước này, phụ nữ không được nhận huân chương. Nhà vua bèn gửi cho Conlotai bức ảnh của mình, có khung ảnh bạc và quốc hiệu Thụy Điển bằng vàng, có chữ ký của nhà vua – một phần thưởng cao quý nhất mà chưa ai được tặng như thế. Sau này Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển trả lời phỏng vấn báo chí nói rằng: “Hạnh phúc cho Thụy Điển là chúng ta có nữ đại sứ Conlotai trong thời kỳ chiến tranh”.
Trong biên niên sử ngoại giao quốc tế, các nhà viết sử vẫn nhắc đến vị nữ đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của thế giới là người phụ nữ Nga A. Conlotai.
NGÔ THÚC LUÂN (SGGP)