Hạ viện Mỹ đã từ bỏ kế hoạch bỏ phiếu lại về PNTR cho Việt Nam (dự kiến diễn ra vào ngày 16/11 theo giờ Hà Nội). Ngày 14/11, người phát ngôn Lãnh tụ phe đa số của Hạ viện, John Boehner cho biết như thế. Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Bush sẽ tới Hà Nội mà không có PNTR trong tay.
Cuộc bỏ phiếu hôm 13/11 đã thất bại khi không thu đủ 2/3 số phiếu cần thiết để PNTR được thông qua theo hình thức bầu nhanh, không thông qua tranh luận.
Dự luật giành được 228 phiếu ủng hộ nhưng vẫn thiếu 32 phiếu cần thiết. Điều đáng ngạc nhiên là có tới 94 nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu chống và trong nhóm 43 người bỏ phiếu trắng có rất nhiều người ủng hộ quan hệ với Việt nam.
Ngay sau phiên bỏ phiếu, các nghị sỹ Đảng Cộng hoà đã nỗ lực để trình lại dự luật để đem ra bỏ phiếu lại trong ngày hôm nay (15/11) theo trình tự bình thường.
Nhưng nay, người phát ngôn của Lãnh tụ phe đa số Hạ viện, nghị sỹ đảng Cộng hoà John Boehner nói biện pháp này sẽ không thể thực hiện trong tuần này.
"Chúng tôi hy vọng dự luật sẽ được xem xét lại vào một thời điểm thích hợp nào đó trong năm nay", ông Kevin Madden nói.
Điều này cũng có nghĩa là dự luật PNTR chỉ có thể được xem xét vào tháng 12 khi Hạ viện nhóm họp lại. Hiện các nghị sỹ đã chuẩn bị cho kỳ nghỉ cuối tuần.
SAI LẦM VỀ CHIẾN THUẬT
Phân tích về kết quả cuộc bỏ phiếu hôm 13/11, Tom O'Doore, Chủ tịch Amcham Hà Nội nói rằng cuộc bỏ phiếu là một sai lầm về mặt chiến thuật của các nghị sỹ Đảng Cộng hoà.
Những người Cộng hoà đã tự tin khi bỏ tắt quy trình bình thường của việc xem xét một dự luật. Thông thường, dự luật cần phải được đem ra thảo luận và bỏ phiếu tại Uỷ ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện, sau đó mới đưa ra Hạ viện. Khi đó, chỉ cần 50% phiếu cộng 1, dự luật sẽ được thông qua.
Nếu bỏ phiếu theo quy trình bình thường này, dự luật PNTR còn dư tới 10 phiếu.
Tuy nhiên, các thành viên Uỷ ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện đã vội vã trình dự luật vào "suspension calendar", diễn ra vào ngày Thứ hai đầu tuần. Những dự luật trình vào "suspension calendar" bỏ qua khâu tranh luận và các nghị sỹ chỉ nói Yes hoặc No đối với dự luật. Để được thông qua theo quy trình này, dự luật cần tới 2/3 số phiếu.
Theo Thomas O'Doore, kết quả bỏ phiếu với việc quá nhiều nghị sỹ Dân chủ phản đối không có nghĩa những nghị sỹ này không ủng hộ PNTR với Việt
Một nghị sỹ Dân chủ cũng nói với Reuteurs rằng các nghị sỹ Cộng hoà đã mắc một sai lầm về chiến thuật khi xếp lịch bỏ phiếu vào "suspension calendar" quá sớm ngay sau kỳ bầu cử Quốc hội, khiến cho các nghị sỹ có quá ít thời gian để xem xét dự luật và các lãnh đạo Đảng có thời gian để vận động thu phiếu.
Nhân vật này nói dự luật sẽ được thông qua một cách dễ dàng nếu những người cộng hoà đợi thêm một vài ngày và bỏ phiếu theo quy trình bình thường.
Nhiều nghị sỹ ủng hộ PNTR và giới doanh nghiệp đã bày tỏ thất vọng đối với việc trì hoãn thông qua PNTR này.
Max Baucus, Thượng nghị sỹ bang
Trong một tuyên bố ngày hôm qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói việc không thông qua được PNTR là một điều đáng tiếc.
Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn, ngày 17/11 này, Tổng thống Bush sẽ tới Hà Nội mà không có PNTR trong tay.
Tổng thống Bush và chính quyền của ông đã ra sức hối thúc Quốc hội sớm thông qua PNTR trước khi ông lên đường sang thăm Việt
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng trong ngày 13/11 đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo.
V.LÂM (VietNamNet)