Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Phú Yên được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định 340/1999/QĐ-UB ngày
Phạm Ngọc Chi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên
Tuy nhiên, gần đây trong công tác quản lý của Trung tâm có một số khuyết điểm mà dư luận quan tâm. Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ. Quan điểm của UBND tỉnh không dung túng, bao che cho những vi phạm trên, dù người đó là ai, ở cương vị nào. Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh phải giữ vững nguyên tắc “trung thành với pháp luật”. Có như vậy, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới thật sự đem lại công bằng xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Luật Trợ giúp pháp lý ban hành, có hiệu lực từ
Để triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
Một là: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể cần quan tâm chỉ đạo về kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ trực tiếp làm công tác trợ giúp pháp lý từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động trợ giúp pháp lý đạt kết quả cao, nhất là trợ giúp pháp lý lưu động ở các địa bàn thôn, buôn và khu dân cư, những nơi vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, các xã miền núi… phấn đấu mỗi năm có 1/2 số xã của các huyện, thành phố được trợ giúp pháp lý lưu động.
Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Phú Yên tổ chức tuyên truyền và trợ giúp pháp lý tại xã Xuân Thịnh (huyện Sông Cầu).
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Phú Yên đã thực hiện trợ giúp pháp lý 13.397 vụ việc cho 13.495 người, chủ yếu là người nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, trẻ em… với các hình thức như: Tư vấn, giải thích pháp luật, kiến nghị, đại diện, bào chữa tại các phiên tòa và tiến hành gần 200 đợt trợ giúp pháp lý lưu động. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý từ các vụ việc cụ thể tại trung tâm và đặc biệt là trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, thôn, buôn… Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã kết hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hàng nghìn lượt người, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân. Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Phú Yên phát hành trên 40 loại tờ rơi, tờ gấp pháp luật với số lượng trên 100 ngàn tờ về các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân như hình sự, tố tụng hình sự, pháp luật về an toàn giao thông, dân sự, tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, nhà ở, thừa kế,… Đồng thời, giúp Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp phát hành trên 60 loại tờ rơi và nhiều cẩm nang, tài liệu pháp luật cho nhân dân và lưu trữ tại các tủ sách pháp luật.
Hai là: Tổ chức học tập quán triệt và triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan. Các cơ quan thông tấn, báo chí cần phải bố trí thời lượng phù hợp để thực hiện việc tuyên truyền, giải thích pháp luật cho nhân dân, tuyên truyền, quảng bá và khuếch trương về công tác trợ giúp pháp lý.
Ba là: Sở Tư pháp tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức, biên chế và cán bộ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý đảm bảo đủ tiêu chuẩn, năng lực và đạo đức phẩm chất cán bộ; chỉ đạo trung tâm có kế hoạch tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho trợ giúp viên, cộng tác viên, thành viên các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý; tổ chức hội thảo, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng trợ giúp pháp lý với các trung tâm khác để vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, tranh thủ sự chỉ đạo về chuyên môn của Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp; mở rộng đội ngũ cộng tác viên đến tận cơ sở, tập trung thu hút lực lượng sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân luật nhưng chưa có việc làm nhằm xây dựng đội ngũ cộng tác viên ngày càng đông về số lượng tốt về chất lượng.
Bốn là: Các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tố tụng, giải quyết các vụ án liên quan đến đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hướng dẫn họ đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được tư vấn, giải thích, mời luật sư tham gia tố tụng miễn phí.
Đất nước ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời thực hiện Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thì công tác trợ giúp pháp lý càng có ý nghĩa thiết thực. Nhiệm vụ đặt lên vai những người làm công tác này sẽ nặng nề hơn, nhất là khi triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý. Tôi tin tưởng rằng ngành Tư pháp Phú Yên nói chung và Sở Tư pháp nói riêng vừa được kiện toàn củng cố, biết phát huy sự đoàn kết của tỉnh, ra sức phát huy sức mạnh nội lực; tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Tư pháp, của các cấp ủy Đảng và chính quyền; sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể… sẽ nỗ lực hơn nữa đưa công tác trợ giúp pháp lý ngày càng đến với đông đảo người dân.
Làm tốt công tác trợ giúp pháp lý, tức là chúng ta góp sức mình vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
PHẠM NGỌC CHI
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên