Thứ Sáu, 27/09/2024 18:23 CH
Mùa nước tràn đồng
Chủ Nhật, 17/12/2023 10:00 SA

Mùa nước bạc tràn đồng, người dân xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), bơi sõng câu thả lưới bắt cá. Ảnh: MẠNH LÊ TRÂM

Mùa mưa lũ, nước đầu ngun chy xung vùng h du, nhy vào các cánh đồng đục ngu, gi là nước bc. Nước bc không ch bi đắp phù sa mà còn dn dp ru rác trên đồng rung, bà con thun li vào v sn xut mi.

 

Nông dân ở miền quê, nhà gần sông, cạnh cánh đồng bao đời nay cứ đến mùa nước bạc là bơi sõng câu đi thả lưới, nhấc vó, đơm cá…

 

Th lưới, đơm cá

 

Cánh đồng Trường và cánh đồng Thành ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân rộng mênh mông, mỗi năm trồng 2 vụ lúa đông xuân và hè thu. Mùa mưa ruộng bỏ hoang, nước thượng nguồn sông Trà Bương chảy về tràn đồng, người dân bơi sõng câu thả lưới bắt cá.

 

Ông Trần Văn Hợi ở thôn Thạnh Đức chia sẻ: “Trước mặt nhà tôi là cánh đồng Trường nên năm nào nước lụt từ ruộng cũng tràn vào liếm bậc thềm. Biết trước con nước nên khi nước đến sân đất thì tôi dọn lụt, chủ yếu là đưa lúa lên gác, xong rồi bơi sõng câu đi thả lưới”.

 

Ông Hợi biết bơi sõng thả lưới từ khi còn làm đội phó đội sản xuất của HTX nông nghiệp nên giàu kinh nghiệm trong việc này, nhất là thả lưới bắt cá đẻ. “Lưới đánh cá mang theo nhận đầy bao tải. Mỗi mẻ lưới giăng nửa cánh đồng Trường. Kinh nghiệm lưới thả trên ruộng gắn chì nặng đè gốc rạ, viền dưới nằm sát đất mới dính nhiều cá”, ông Hợi nói.

 

Còn ông Đoàn Văn Cư ở thôn Phước Nhuận (xã Xuân Quang 3) cho biết: Nhà tôi ở trên cao, nên không lo dọn đồ chạy lụt. Mùa nước bạc tôi ra đồng thả lưới. Khi con nước ngấp nghé bờ ruộng thì thả lưới 1 dít (lưới lỗ nhỏ), bắt cá rô hột mít, cá trắng chỉ. Đến khi nước mênh mông trên đồng thì bủa lưới 3 rảng (lỗ lớn), bắt cá trôi, cá lúi...

 

Có năm trúng luồng cá đẻ dính lưới nhiều ngồi gỡ đau lưng. Mùa nước bạc, cá rô nướng chảy mỡ, còn cá trôi, cá lúi xương mềm, kho lên thơm phức.

 

Cũng theo ông Cư, không chỉ thả lưới mà ông và nhiều người trong xóm còn vác đó đơm cá. Khi nước từ sông tràn vô cánh đồng thì đơm cá lên. Còn khi nước rút, chảy ngược từ ruộng ra sông, ao, bàu thì đơm cá ra.

 

“Nhờ thả lưới, đơm cá mùa mưa mà gia đình tôi cải thiện được bữa ăn, không phải tốn tiền chợ. Có người thả lưới, đơm đó trúng luồng cá đem bán kiếm thêm thu nhập”, ông Cư tâm sự.

 

Ông Bùi Văn Long ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) nhớ lại: Hồi nhỏ tôi cùng ba thả lưới, kéo nhá (vó) dọc bờ sông, mỗi lần trút vó, gỡ lưới, cá lớn cá nhỏ đựng cả nửa thùng gánh nước.

 

Mấy năm nay ba tôi già yếu không còn bơi sõng đi thả lưới, đơm cá nữa. Tôi xa nhà đi làm ở Bình Dương, đợt này về thăm quê đúng mùa nước bạc, nhìn ra cánh đồng thấy người đang kéo vó, người vác đó chạy trên đường làng cho kịp đơm cá, chợt bùi ngùi nhớ lại những ngày tháng cũ mưu sinh trên sông nước.

 

Người dân xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), kéo nhá (vó) trong mùa nước bạc. Ảnh: MẠNH LÊ TRÂM

 

V sinh đồng rung

 

Ruộng đồng ngập lụt không chỉ được bồi đắp phù sa mà nước bạc còn dọn dẹp, vệ sinh cánh đồng thuận lợi bước vào vụ mới. Ông Trần Văn Nghĩa ở xã An Định, huyện Tuy An cho hay: Đám ruộng của gia đình thu hoạch vụ hè thu gặp mưa để lại đống rơm ướt. Nhờ nước lụt đẩy đống rơm ra bàu, nếu không thì phải thuê 2-3 công mới dọn sạch.

 

Ông Nghĩa cũng cho biết nước bạc còn cuốn trôi rều rác dưới mương, trên bờ ruộng. Cùng với đó, lớp bùn non bám vào lâu ngày làm đỏ lá, thúi thân, ngăn cỏ dại phát triển. Năm nào không lụt thì nông dân phải vệ sinh đồng ruộng và thêm chi phí mua phân bón.

 

“Cánh đồng ở đây đón lụt từ sông Kỳ Lộ, mỗi mùa mưa lũ xuất hiện 4-5 đợt nước bạc tràn đồng. Riêng năm nay lớn nhỏ có 2 đợt lụt hồi cuối tháng 9. Vụ đông xuân đến, nhờ các hồ chứa nước Đồng Tròn (huyện Tuy An), Phú Xuân (huyện Đồng Xuân) trữ nước nếu không thì thiếu nước tưới suốt vụ”, ông Nghĩa nói.

 

Bà Trần Thị Nga ở xã An Nghiệp (huyện Tuy An) cho hay: Nước bạc tràn đồng cũng là thời điểm nông dân tranh thủ diệt chuột. Trước đây, người dân diệt chuột bằng cách đào hang ở bờ vùng, bờ thửa; nay chuột làm hang cạnh mương bê tông, công trình thủy lợi nên khó đào bắt.

 

Nhờ nước lụt ngập hang, chuột trồi đầu lên. Những hang ở giữa cánh đồng thì chuột không đủ sức bơi vào bờ nên chết ngạt. Còn hang gần bờ, chuột bơi vào được, người dân dùng roi, gậy đập. Chuột đào hang trên bờ cao, nước lụt chưa ngập đến thì múc nước đổ hang, chuột ngộp thở phóng ra bơi trong nước lụt chậm chạp, dùng vợt tóm gọn.

 

Cũng theo bà Nga, nước lụt ngập cánh đồng gọi là lụt hiền, bồi đắp phù sa, giúp bà con nông dân vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột bảo vệ mùa màng. Còn lũ dữ thì gây xói lở, tàn phá ruộng vườn, nhà cửa...

 

Nhớ lại đợt lũ cuối năm 2009, trên các cánh đồng dọc sông Kỳ Lộ, từ xã Xuân Quang 3, thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) chạy dài xuống xã An Định, An Thạch (huyện Tuy An), lũ bứng hàng trăm gốc tre trôi tấp vô cánh đồng, người dân bỏ công dọn dẹp cả tháng. Lũ dữ còn bồi lấp ruộng đồng nên nông dân phải ra sức cải tạo lại. 

 

Nhờ thả lưới, đơm cá mùa mưa mà gia đình cải thiện được bữa ăn, không phải tốn tiền chợ. Có người thả lưới, đơm đó trúng luồng cá đem bán kiếm thêm thu nhập.

 

Ông Đoàn Văn Cư ở thôn Phước Nhuận, xã Xuân Quang 3,

huyện Đồng Xuân

 

MNH LÊ TRÂM

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Tam Đảo mộng mơ
Chủ Nhật, 17/12/2023 10:00 SA
Tiếp bước đến trường cho học sinh nghèo
Thứ Bảy, 16/12/2023 13:24 CH
Đối thoại chính sách trợ giúp xã hội
Thứ Bảy, 16/12/2023 06:00 SA
Duy trì tốt mô hình Bếp cháo tình thương
Thứ Bảy, 16/12/2023 06:00 SA
Nhiều hoạt động giúp trẻ em
Thứ Bảy, 16/12/2023 06:00 SA
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek