Hồi 13 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,3 độ vĩ bắc; 131,1 độ kinh đông, cách đảo Mindanao (
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương họp khẩn ứng phó siêu bão Haiyan chuẩn bị vào biển Đông - Ảnh: VOV
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km. Đến 13 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 123,4 độ kinh đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, cấp 17 (tức là từ 184 đến 221 km/giờ), giật trên cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 35km. Đến 13 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ vĩ bắc; 114,5 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 200km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km/giờ), giật trên cấp 17.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều tối 8/11, vùng biển phía đông biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 12, cấp 13, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14, cấp 15, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Trong cuộc họp khẩn diễn ra sáng 7/11, tại Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý các thành viên ban chỉ đạo, các địa phương cần phải chuẩn bị các phương án phòng chống toàn diện để xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết và cụ thể ở trên biển, ven biển và trên đất liền ứng phó siêu bão với tên gọi quốc tế Haiyan đang di chuyển rất nhanh hướng vào biển Đông.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cảnh báo, siêu bão Haiyan đang ở cấp 17, giật cấp 18, 19 và hướng vào nước ta. Dự báo, đêm 8/11 và rạng sáng 9/11, siêu bão Haiyan sẽ đổ bộ vào biển Đông. Và chỉ trong vòng 2 ngày tới, từ 10 đến 11/11, tâm bão sẽ cập bờ. Bão kết hợp với đới gió đông có thể gây mưa lớn diện rộng ở các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và có thể mở rộng ra các tỉnh miền núi phía bắc. Ông Bùi Minh Tăng nhấn mạnh: Khi đi vào biển Đông, vùng ảnh hưởng bởi tâm bão từ vĩ độ 9 đến vĩ độ 15, gió cấp 9 và cấp 10. Hướng di chuyển vào đất liền sẽ chéo lên phía bắc. Vùng nguy hiểm trên biển là giữa phía bắc quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Từ nay đến lúc cập bờ còn 5 ngày, đêm, các mô hình dự báo còn rất phân tán chưa xác định được khu vực đổ bộ. Nhiều khả năng bão hướng vào khu 5, áp sát vào các địa phương như: Quảng
Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ, công tác trọng tâm hiện nay là tập trung kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển ở bắc vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 15, phía đông kinh tuyến 112 khẩn trương di chuyển về bờ. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây đe dọa đến vùng biển và đất liền nước ta.
Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương chuẩn bị lệnh cấm biển khi bão vào biển Đông. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau kêu gọi toàn bộ tàu thuyền khẩn trương di chuyển vào đất liền tránh trú bão. Vùng ven bờ các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định chuẩn bị tập trung hướng dẫn các tàu thuyền neo đậu an toàn; sơ tán dân các vùng cửa sông, cửa biển; di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản và tuyệt đối không để người trên các lồng bè khi bão đổ bộ.
Đường đi của bão
Trong điều kiện cần thiết đề nghị cấm đường trên quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Rút kinh nghiệm từ các cơn bão trước, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị, đảm bảo an toàn thông tin liên lạc trước, trong và sau khi bão đổ bộ, các thành viên Ban chỉ đạo, và các địa phương cần đặc biệt lưu ý an toàn cho các cột thu phát sóng, tín hiệu viễn thông. Ngành điện cần có phương án đảm bảo cho đường dây 500 kv Bắc -
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Thủ tướng Chính phủ rất quan ngại sau khi nhận được thông tin về cơn bão này. Trước diễn biến phức tạp của bão, các thành viên ban chỉ đạo phải có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo và các địa phương cũng như người dân các biện pháp chủ động phòng tránh. Kế hoạch ứng phó bão phải toàn diện hơn và quyết liệt hơn. Thời gian còn lại không nhiều, nên việc kêu gọi tàu thuyền phải thật khẩn trương. Trên đất liền cũng phải có kế hoạch cụ thể tính đến mọi tình huống để ứng phó bão.
L.HỘI (tổng hợp từ TTDBKTTVTU,VOV)